Sớm xác lập mô hình tăng trưởng đúng xu thế phát triển

(Dân trí) - Nếu tỉnh táo trước hiện tình đất nước, chúng ta phải thấy“dư địa” cho sự phát triển kể cả vật chất và thời cơ không còn nhiều. Không thể chấp nhận sự hoang phí đem bán nông sản, khoáng sản và cả sức lao động dưới dạng thô!

Chúng ta có lực lượng lao động dồi dào đang ở giai đoạn “dân số vàng”, nhưng xem ra cái giai đoạn này không được tận dụng khi chất lượng lao động còn rất thấp, chủ yếu là lao động chân tay, thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng tay nghề. Cho nên chủ yếu ta chỉ làm được những mặt hàng gia công may mặc, dày dép hoặc đi xuất khẩu lao động ra nước ngoài với giá công rẻ mạt.

Đáng tiếc là nền giáo dục của chúng ta đã chậm bước so với hầu hết các nước trong khu vực. Nhiều năm qua, phát triển giáo dục cũng như phát triển khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu. Nhưng không thấy được thể hiện có hiệu quả trong thực tế. Chương trình giáo dục cũng như cách dạy và cách học rất lạc hậu, nhiều nội dung vô bổ, bắt học sinh học nhồi nhét, không có sức cảm hóa và thuyết phục cũng như không phù hợp với yêu cầu thực tế.
 
Thêm vào đó là căn bệnh thành tích rất nặng nề trong giáo dục, làm mất đi ý nghĩa của việc tôn vinh những người có thực học, thực tài.

C.Mác đã nói rất đúng rằng: Người nguyên thủy và người văn minh đều làm ra củ khoai. Nhưng sự khác nhau là ở chỗ hàm lượng chất xám trong hai củ khoai đó khác nhau. Phát triển đất nước bằng kinh tế tri thức là một chủ trương đúng với xu thế phát triển. Nhưng có làm được điều đó hay không chúng ta hãy nhìn vào chính nền giáo dục quốc dân.

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí  qua địa chỉ email :

Phát triển bằng những khẩu hiệu hay bằng niềm tin? Sẽ là duy ý chí và nước láng giềng khổng lồ của chúng ta đã phải trả giá đắt bằng kế hoạch “đại nhảy vọt” những năm 60 thế kỷ trước. Đó là một bài học cay đắng và chưa hề cũ.

Bẫy thu nhập trung bình đã hiển hiện ngay trước mắt chúng ta. “Nước đã đến chân rồi”, buộc chúng ta phải nhảy.

Trong thực tế, có người trồng một cái cây nhưng bao năm vẫn cứ còi cọc. Hay có người nuôi một đứa trẻ mấy chục năm dù có phát triển về thể chất, nhưng tư duy mãi mãi nó vẫn là đứa trẻ con. Có nhà văn viết rất nhiều tiểu thuyết mà vẫn mang danh là cây bút trẻ. Một nhà khoa học cho ra lò hết công trình này đến công trình khác, nhưng vẫn không vượt qua được chính mình, bởi bao năm rồi công trình của ông ta chỉ là những cuốn sách sáo mòn dựa trên nền tảng kiến thức cũ kỹ và không tìm đâu ra một điều gì mới mẻ cho khoa học. Có những em học sinh xuất sắc, đạt giải cao thi Toán quốc tế, nhưng sau hàng chục năm người ta chỉ nhớ đến họ bởi những thành công một thời vang bóng. 

Sớm xác lập mô hình tăng trưởng đúng xu thế phát triển
Ấn nút khởi công xây dựng Làng phần mềm của FPT tại Hòa Lạc (nguồn: Internet)

Trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia cũng gặp tình trạng “khởi sắc” nhất thời rồi chững dần lại, không vượt qua được cái ngưỡng cần thiết để bước đột phá thăng hoa … Tình trạng này được các nhà kinh tế gọi là bẫy thu nhập trung bình.

Những năm 90 của thế kỷ trước, cả thế giới trầm trồ trước sự phát triển của hàng loạt các quốc gia châu Á và lập tức các nước này được gắn cho hàng loạt mỹ từ hết "rồng" rồi lại "hổ", đủ loại hình tượng. Thế nhưng, đến nay điểm lại những con rồng, con hổ được tấn phong lúc đó mới thấy con người ta đôi khi vì quá yêu nhau nên khen nhau hơi quá lời.

Trong nhóm các nước đó đã có sự tách tốp rõ ràng. Người Hàn Quốc, người Singapore đã cho thấy sự bứt phá ngoạn mục của mình khi vươn lên đàng hoàng xếp vào hàng ngũ các nước công nghiệp của thế giới. Trong khi đó, những nước còn lại…sau phút giây vụt sáng, hiện nay vẫn loay hoay trong vòng cương tỏa của cái bẫy thu nhập trung bình, đương nhiên ở mức trung bình còn khá hơn ta nhiều.

Đến thời điểm này GDP tính theo đầu người của Việt Nam đã đạt ngót 1000 USD. Nước ta đã chính thức gia nhập đội ngũ các quốc gia có mức thu nhập trung bình của thế giới. Tức là không ai có thể nói chúng ta là nước kém phát triển, ít nhất trên phương diện GDP. Đã đến lúc chúng ta cn cảnh giác với “bẫy thu nhập trung bình”. Xem ra, đây cũng là nguy cơ lớn đối với đất nước không kém gì nguy cơ tụt hậu mà bấy lâu chúng ta vẫn lo lắng.

Bẫy thu nhập trung bình có thể bắt nguồn từ chính tư tưởng tự mãn với những thành công đã đạt được. Chúng ta hay so sánh ta với ta ngày xưa và bây giờ, mà ít khi so ta với bạn bè bên ngoài. Bẫy thu nhập trung bình còn bắt nguồn từ chính cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng lạc hậu, kém hiệu quả mà không được kịp thời điều chỉnh. Nguồn lực xã hội không được phân bổ hợp lý cho những lực lượng và khu vực sản xuất có khả năng làm tăng mạnh của cải vật chất.
 
Nhiều năm qua, chúng ta còn chạy theo khuynh hướng tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu dựa vào nguồn nhân công giá rẻ, gia công những mặt hàng tiêu dùng, sản xuất những sản phẩm thô hàm lượng chất xám không cao; chủ yếu xuất khẩu những sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến thành những mặt hàng có gía trị và có thương hiệu hẳn hoi; rồi xuất khẩu tài nguyên khoáng sản cũng dưới dạng thô, như dầu thô, than đá, bô xít, và các loại quặng khác…. Như vậy không những nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không thể tái sinh, mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Một nền kinh tế có tiềm năng đ bứt phá, có khả năng lấy lại thăng bằng nhanh sau mỗi kỳ suy thoái hay khủng hoảng, dứt khoát không thể dựa vào tư duy phát triển kinh tế lạc hậu như đã nói ở trên.

                                                              TS.Đinh Thế Hưng

LTS Dân trí- Muốn vượt qua những khó khăn trước mắt cũng như phát triển đất nước bền vững và vượt qua được cái “bẫy thu nhập trung bình”, điều cốt yếu là phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế một cách hợp lý, biết lựa chọn mô hình tăng trưởng tối ưu cũng như có những chính sách cần thiết để phát triển đúng hướng và mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục, trước hết nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho đông đảo người lao động đang ở giai đoạn “dân số vàng”.

Đấy cũng là con đường tất yếu để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.