9X Việt được ĐH Y Harvard danh tiếng "trải thảm" đón chào

(Dân trí) - Anh chàng Minh Triết (21 tuổi) vừa vinh dự được hội đồng khoa học Khoa Hoá Sinh và Dược lý phân tử, trường Y khoa Harvard (Harvard Medical School - HMS) nhận vào dự án nghiên cứu đào tạo các nhà khoa học và bác sĩ trẻ của năm 2015.

Phong độ cực “đỉnh” của 9X Việt ở đất Mỹ

 

Sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều là bác sĩ, Triết sớm tìm thấy niềm đam mê về khoa học và nghiên cứu. Tốt nghiệp trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, Minh Triết nhận học bổng toàn phần (4 năm) của trường McDaniel College, Mỹ.

 

3 năm học tập, chàng du học sinh Việt tham gia vào 5 công trình nghiên cứu khoa học với giáo sư của trường đại học và gặt hái được chuỗi thành tích đáng. Anh chàng liên tục nhận được những lời khen ngợi, sự tín nhiệm của các giáo sư.

 

21 tuổi, Triết đạt được những thành tích nghiên cứu khoa học đáng nể phục.
21 tuổi, Triết đạt được những thành tích nghiên cứu khoa học đáng nể phục.
 
Năm 2015, Triết trở thành một trong 2 thành viên trẻ tuổi nhất của trường McDaniel được kết nạp vào Hội học thuật danh giá và lâu đời nhất nước Mỹ - Phi Beta Kappa Society (Trong số các thành viên có 17 tổng thống Mỹ, 38 nghị viện sĩ, và 136 nhà khoa học đat giải Nobel).

 

Triết cũng là sinh viên năm 3 duy nhất của trường được đề cử vào American Chemical Society (ACS) - Hội Hóa học chuyên nghiệp lớn nhất Mỹ và thế giới tính đến nay.

 

Liên tục giữ vững phong độ học tập tốt, Triết giành Học bổng Harry Clary Jones cho sinh viên xuất sắc nhất ngành hóa học (2015) và Học bổng Elderdice cho sinh viên giỏi (từ 2013-2015) của trường McDaniel.
 
Liên tục nằm trong danh sách Dean’s list cho sinh viên có kết quả học tập xuất sắc…
Liên tục nằm trong danh sách Dean’s list cho sinh viên có kết quả học tập xuất sắc…

 

Tấm vé nghiên cứu ở trường ĐH Y khoa Harvard

 

Đặc biệt, bằng những nỗ lực vượt bậc và thành tích nghiên cứu đáng nể, Minh Triết vừa được hội đồng khoa học trường Đại học Y khoa uy tín - Harvard Medical School tin tưởng lựa chọn và nhận vào dự án nghiên cứu đào tạo các nhà khoa học và bác sĩ trẻ của năm 2015.

 

Hè 2015 này, Triết vinh dự được làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo sư Andrew Kruse ở trường ĐH Y khoa Harvard.

 

Một vinh dự vô cùng to lớn khác, anh chàng sẽ được tiếp tục một phần đề tài nghiên cứu của giáo sư Brian Kobilka ở trường Y đại học Stanford – chính là người thầy danh tiếng của giáo sư Kruse. Ông Brian Kobilka là người được nhận giải Nobel Hóa học năm 2012.

 
Liên tục nằm trong danh sách Dean’s list cho sinh viên có kết quả học tập xuất sắc…
 

Anh chàng bày tỏ: “Nhóm của mình dưới sự hướng dẫn của giáo sư Kruse sẽ tiến hành nghiên cứu về tương tác của một số loại thuốc thử nghiệm với thụ thể β-muscarinic adrenergic receptors.

 

Giáo sư Kruse và mình hy vọng là những kiến thức cụ thể và rõ ràng hơn về tương tác giữa thuốc với thụ thể G (G-protein coupled receptors) sẽ tăng hiệu quả chữa trị trong các bệnh tim mạch và hen suyễn cấp tính; giảm những tác dụng phụ nguy hại lên hệ thần kinh của bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em”.

 

Nỗ lực (ít nhất) gấp 10 lần so với sinh viên bản địa…

 

Hiện, Triết là phó chủ tịch của hội Hóa học Danh dự và đồng phó chủ tịch của hội Sinh học Danh dự trường ĐH McDaniel.

 

Với cương vị này, Triết thường xuyên phụ trách mời các giáo sư, nhà nghiên cứu của các trường đại học,viện nghiên cứu thế giới về trường để thuyết trình về các đề tài nghiên cứu; tạo ra một môi trường học tâp Hóa - Sinh năng động hơn qua các hoạt động cụ thể.

 
Liên tục nằm trong danh sách Dean’s list cho sinh viên có kết quả học tập xuất sắc…
 

Hè năm 2014, Triết phối hợp với một người bạn Iran tổ chức một cuộc chạy bộ từ thiện dành cho các trường và các bệnh viện tại New Haven, nhằm gây quỹ và nâng cao ý thức cộng đồng về ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Cuối cùng, dự án nhỏ thu được một số tiền khá lớn để tặng cho quỹ ung thư của bệnh viện Yale-New Haven.

 

“Mình có một giấc mơ là một ngày nào đó sẽ hoàn thành được giấc mơ đang dang dở của Sydney Farber, người cha đẻ của phương pháp hóa trị cho ung thư, và thật sự chữa trị được căn bệnh muôn thuở này”, Triết hé lộ.

 

Ước mơ đủ lớn, có kế hoạch rõ ràng, biết hoạch định tương lai là bí quyết của “nhà nghiên cứu” 9X để khẳng định bản thân và theo đuổi đam mê trong thời gian du học.

 
Liên tục nằm trong danh sách Dean’s list cho sinh viên có kết quả học tập xuất sắc…
 

“Nước Mỹ là một nơi có tính cạnh tranh rất khốc liệt mà du học sinh thì có vô vàn những bất lợi về cơ hội so với học sinh bản xứ. Những chính sách ưu đãi về nghiên cứu và cơ hội việc làm đối với du học sinh phải nói là ít hơn rất nhiều.

 

Muốn thành công, một du học sinh phải nỗ lực (ít nhất) gấp 10 lần so với những bạn Mỹ thì mới có thể nắm bắt được cơ hội. Đôi khi mình phải hy sinh rất nhiều thời gian rảnh của bản thân, từ bỏ nhiều sở thích cá nhân (bóng đá, âm nhạc, nhảy dance…) để kiên trì cho mục tiêu cuối cùng. Cứ theo đuổi đam mê và cống hiến không vụ lợi, mình tin ai cũng đạt được giấc mơ”, Triết chia sẻ.

 

Sau khi hoàn tất đợt nghiên cứu và huấn luyên tại Harvard, Triết dự định sẽ nộp đơn vào chương trình phối hợp MD/PhD (đồng đào tạo bác sĩ và tiến sĩ nghiên cứu) tại một trường Y uy tín ở Mỹ trong 12 năm tiếp theo. Anh chàng sẽ tiếp tục hành trình nghiên cứu, theo đuổi giấc mơ và tham gia đào tạo những nhà khoa học trẻ.

 

5 công trình nghiên cứu với các giáo sư của Minh Triết trong 3 năm ĐH:

 

+ McDaniel College 2012: Nghiên cứu về amyloid fibril trong bệnh Alzheimer’s và Parkinson’s (với giáo sư Melanie Nilsson)

 

+ McDaniel College 2013: Nghiên cứu về tác dụng của “Chelating agents” [Ni(trenacac)(2-MeIm)]BPh4 và [Co(trensal)(2-MeIm)]BPh4 trong chữa trị ung thư (với giáo sư Peter Craig)

+ Yale University, School of Medicine 2013-2014: Nghiên cứu về tiềm năng của Interferon-gamma inducible protein 10 (IP-10) trong chẩn đoán và điều trị ung thư buồng trứng và sinh non thiếu tháng (với giáo sư Michelle Silasi)

 

+ McDaniel College 2014-2015: Nghiên cứu về giải mã gen của ruồi giấm Drosophila và gen tương đồng của Drosophila với con người (với giáo sư Susan Parrish).

 

+ Harvard Medical School 2015: Nghiên cứu về tương tác thuốc với thụ thể G muscarinic α/β-adrenergic receptors và phương pháp “điều trị trúng đích” trong bệnh tim mạch và hen suyễn cấp (với giáo sư Andrew Kruse)

 

Lệ Thu

(Ảnh: NVCC)