DHS nên lựa chọn ngành nghề nào để làm việc tại Canada, Úc, New Zealand và Việt Nam

Bài viết cung cấp thông tin để bạn có thể định hướng và lựa chọn ngành nghề vừa phát triển được lợi thế của bản thân, vừa phù hợp với nhu cầu nhân lực quốc tế tại Canada, Úc, New Zealand và Việt Nam.

Khủng hoảng kinh tế Trung Quốc đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến những quốc gia có nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên như Úc, Canada và New Zealand. Kết quả là để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến việc các quốc gia xuất khẩu này chú trọng phát triển những ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao (STEM) nhằm cân bằng lại với sự giảm sút của xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Điều này giúp tạo ra môi trường cạnh tranh với nguyên tắc mới, cơ hội thuận lợi mới đồng thời cũng là thách thức mới về học tập, làm việc cho sinh viên, người lao động quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng.

DHS nên lựa chọn ngành nghề nào để làm việc tại Canada, Úc, New Zealand và Việt Nam - 1

Nếu phân chia các ngành nghề trong xã hội hiện nay, có thể phân chia thành 04 khối chính như sau:

Khối Sociology – Xã hội học: Là khối tạo ra triết lý quản lý xã hội.

Khối STEM (Science – Khoa học; Technology – Công nghệ; Engineering – Kỹ thuật; Mathematics – Toán): Là khối tạo ra sản phẩm, giá trị gốc cho xã hội.

Khối Service – Dịch vụ: Là khối tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội (hay còn gọi là tối đa hoá giá trị cho sản phẩm của khối STEM).

Khối R&D (Research & Development – Nghiên cứu và phát triển): Là khối có mặt tại tất cả 03 khối kể trên, tạo ra sự thúc đẩy phát triển của các khối nói riêng và của xã hội nói chung.

DHS nên lựa chọn ngành nghề nào để làm việc tại Canada, Úc, New Zealand và Việt Nam - 2

Như vậy, để giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được, giảm sự phụ thuộc một chiều vào các đối tác quốc tế, một quốc gia cần cân đối giữa bốn khối ngành kể trên để có được sự chủ động cần thiết trong phát triển kinh tế.

Đối với các quốc gia như Canada, Úc và New Zealand, phát triển tương xứng khối STEM để có thể sử dụng hiệu quả tài nguyên, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng lớn trở thành nhiệm vụ cấp thiết hiện nay nhằm bù lại phần sụt giảm của khai thác tài nguyên thiên nhiên do sự tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế - tài chính thị trường Trung Quốc.

Đối với du học sinh quốc tế nói chung và du học sinh Việt Nam nói riêng tại Canada, Úc và New Zealand, đây là thời điểm có nhiều lợi thế so sánh. Vì khủng hoảng kinh tế, thị trường xuất khẩu giáo dục chính của các quốc gia này là Trung Quốc đang cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ nên các quốc gia trên sẽ đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn với các nhóm thị trường khác để bù đắp thiếu hụt nhân lực cũng như doanh thu từ xuất khẩu giáo dục quốc tế.

Để nắm bắt được những cơ hội như đã trình bày trên đây, yêu cầu tiên quyết là các bạn học sinh, sinh viên và gia đình cần tìm hiểu thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời và khoa học. Chương trình Hỗ trợ du học đưa ra quy trình tư vấn du học dưới đây nhằm giúp các bạn có thể tìm hiểu thực tiễn một cách toàn diện và sâu sắc, từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch toàn diện và hợp lý về Du học – Việc làm – Định cư cho bản thân mình.

DHS nên lựa chọn ngành nghề nào để làm việc tại Canada, Úc, New Zealand và Việt Nam - 3

Bước 01 –  Tư vấn hướng nghiệp: Với quan điểm học là để làm việc, mục tiêu đầu tiên khi lên kế hoạch du học của các bạn là xác định cho mình nghề nghiệp phù hợp. Tương tự như khi các bạn tham gia tuyển dụng, cần xác định được rõ thông tin về nhu cầu, tiêu chuẩn, quy trình…của đơn vị tuyển dụng; xác định nguyện vọng, khả năng đáp ứng được yêu cầu đó của bản thân; và thể hiện tốt sự phù hợp của bản thân với nhu cầu đó. Cụ thể trong trường hợp này là đất nước Canada, Úc và New Zealand. Các bạn cần tìm hiểu thông tin về: Quan điểm, chính sách đối với người nhập cư; Các chương trình nhập cư và xu hướng trong những năm sắp tới; Những ngành nghề khuyến khích lao động quốc tế; Tiêu chuẩn cần thiết là gì? Năng lực bản thân có đủ để đáp ứng tiêu chuẩn đó không? Nếu đủ thì ngành nghề nào là phù hợp nhất với bản thân mình? Yêu cầu cụ thể của ngành nghề đó ra sao? Các bạn cần phải bổ sung, nỗ lực thế nào để đáp ứng yêu cầu đó trong hiện tại và tương lai?

Bước 02 – Tư vấn học tập: Từ yêu cầu cụ thể về đào tạo của nghề nghiệp có được trong bước tư vấn hướng nghiệp, trong bước này các bạn sẽ cần lựa chọn nhà cung cấp giáo dục phù hợp nhất cho mình. Căn cứ vào hệ thống giáo dục, cách chuyển tiếp giữa các cấp độ học…để bạn tìm ra cho mình một danh sách đầy đủ những nhà cung cấp trong khu vực địa lý mà bạn lựa chọn. Sau đó, bạn cần căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và thứ tự ưu tiên các tiêu chí theo nhu cầu của bạn để chọn được nhà cung cấp giáo dục thích hợp nhất. Các tiêu chí thường được xem xét bao gồm: Chất lượng giáo dục đào tạo của trường nói chung; Chất lượng giáo dục đào tạo về ngành học của bạn; Điều kiện đầu vào; Mức học phí; Các cơ hội hỗ trợ tài chính; Cơ hội chuyển tiếp…

Sau khi hoàn thành xong hai bước đầu tiên, bạn sẽ hoạch định được cho mình lộ trình dự kiến về Du học – Việc làm – Định cư. Đây là điều kiện quan trọng để bạn đạt được thành công trong kế hoạch xây dựng sự nghiệp của mình.

Bước 03 – Tư vấn xây dựng hồ sơ: Trong bước này, bạn cần chuẩn bị tốt bốn loại hồ sơ gồm có: Hồ sơ xin thư mời học; Hồ sơ xin visa du học; Hồ sơ xin việc; Hồ sơ định cư. Căn cứ vào quy định của trường học về điều kiện cấp thư mời học, bạn cần chuẩn bị hồ sơ kịp thời, chính xác, cụ thể như: thi chứng chỉ ngoại ngữ, bằng tốt nghiệp, bảng điểm, chứng chỉ GMAT/GRE, thư giới thiệu….Căn cứ vào quy định của chính phủ các quốc gia về điều kiện xét duyệt cấp visa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cụ thể gồm ba nhóm chính: hồ sơ nhân thân; hồ sơ học tập; hồ sơ tài chính. Việc chuẩn bị tốt hai loại hồ sơ đầu tiên sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu của bước này là được cấp visa du học.

Về hồ sơ công việc và hồ sơ định cư, căn cứ vào yêu cầu cụ thể từ bước 01 – tư vấn hướng nghiệp, bạn cần chuẩn bị trước một số hồ sơ cần thiết, giảm thiểu rủi ro ở thời điểm sau khi tốt nghiệp bạn không thể thu thập và xác minh được như: xác nhận công việc, hợp đồng lao động, mô tả công việc, sao kê tài khoản ngân hàng….

Bước 04 – Tư vấn hội nhập: Mục tiêu của bước này là giúp bạn chuẩn bị thông tin tốt nhất và quản trị rủi ro đầy đủ để tốt nghiệp chương trình học mà bạn đã lựa chọn. Để có thể chủ động với kế hoạch của mình, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về văn hóa, học tập, làm việc tại quốc gia du học và vùng miền, trường học cụ thể của bạn. Liệt kê ra những rủi ro mà bạn có thể gặp phải và phương án xử lý trong từng trường hợp là điều kiện quan trọng để bạn luôn bình tĩnh, chủ động xử lý các tình huống tại quốc gia du học, từ đó đảm bảo kế hoạch của bản thân mình.

Để giúp các quý vị phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên có điều kiện tìm hiểu và trao đổi đầy đủ về kiến thức Du học – Việc làm – Định cư, chương trình Hỗ trợ du học tổ chức hai hội thảo với các nội dung như sau:

DHS nên lựa chọn ngành nghề nào để làm việc tại Canada, Úc, New Zealand và Việt Nam - 4

Hội thảo 01: Lựa chọn chương trình học phù hợp để làm việc và định cư tại Úc

Thời gian hội thảo: 9h00 – 11h00 thứ bảy, ngày 01 tháng 08 năm 2015

Thời gian check-in và nhận tài liệu: 8h30 – 9h00 ngày 01 tháng 08 năm 2015

Địa điểm hội thảo: Văn phòng chương trình Hỗ trợ du học, số 24B phố Chùa Hà, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Đăng ký tham gia: Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link sau:

http://hotroduhoc.vn/dang-ky-tham-du-hoi-thao/?event_id=1312

Hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và giới hạn tối đa 50 người tham gia. Ban tổ chức sẽ đóng cổng đăng ký hoặc thông báo tới quý vị thời gian của những hội thảo tiếp theo có nội dung tương tự. Tài liệu hướng dẫn chi tiết về nhu cầu nhân lực và các ngành nghề cần lao động nhập cư cao tại Úc sẽ được gửi cho quý vị qua email sau hội thảo.

Liên hệ hỗ trợ: Mọi thắc mắc, quý vị có thể liên hệ theo số điện thoại 093 652 8386 (Ms.Phương) hoặc 04 6687 4343 (Ms.Nguyệt) để được hỗ trợ.

Nội dung chính của hội thảo: Tổng quan về nền kinh tế Úc và các trọng điểm phát triển của chính phủ; Vai trò của giáo dục quốc tế trong phát triển kinh tế; Những chính sách ưu đãi dành cho sinh viên quốc tế và cơ hội với sinh viên Việt Nam; Thị trường lao động Úc và nhu cầu lao động nhập cư; Các ngành nghề cần lao động nhập cư; Yêu cầu đào tạo và kỹ năng với các ngành nghề cần lao động nhập cư; Hoạch định lộ trình Du học – Việc làm – Định cư tại Úc cho du học sinh Việt Nam và người thân (vợ/chồng, con, bố mẹ).

DHS nên lựa chọn ngành nghề nào để làm việc tại Canada, Úc, New Zealand và Việt Nam - 5

Hội thảo 02: Những ngành nghề có nhu cầu lao động quốc tế cao tại Canada

Thời gian hội thảo: 9h00 – 11h00 thứ bảy, ngày 08 tháng 08 năm 2015

Thời gian check-in và nhận tài liệu: 8h30 – 9h00 ngày 08 tháng 08 năm 2015

Địa điểm hội thảo: Văn phòng chương trình Hỗ trợ du học, số 24B phố Chùa Hà, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Đăng ký tham gia: Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link sau:

http://hotroduhoc.vn/dang-ky-tham-du-hoi-thao/?event_id=1313

Hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và giới hạn tối đa 50 người tham gia. Ban tổ chức sẽ đóng cổng đăng ký hoặc thông báo tới quý vị thời gian của những hội thảo tiếp theo có nội dung tương tự. Tài liệu hướng dẫn chi tiết về nhu cầu nhân lực và các ngành nghề cần lao động nhập cư cao tại Canada sẽ được gửi cho quý vị qua email sau hội thảo.

Liên hệ hỗ trợ: Mọi thắc mắc, quý vị có thể liên hệ theo số điện thoại 093 652 8386 (Ms.Phương) hoặc 04 6686 4343 (Ms.Mỵ) để được hỗ trợ.

Nội dung chính của hội thảo: Tổng quan về nền kinh tế Canada và các trọng điểm phát triển của chính phủ; Thị trường lao động Canada và nhu cầu lao động nhập cư; Các ngành nghề cần lao động nhập cư; Yêu cầu đào tạo và kỹ năng với các ngành nghề cần lao động nhập cư; Hoạch định lộ trình Du học – Việc làm – Định cư tại Canada cho du học sinh Việt Nam và người thân (vợ/chồng, con, bố mẹ).

Lưu ý 01: Các hội thảo về ngành nghề có nhu cầu lao động quốc tế cao tại Việt Nam sẽ được tổ chức sau tháng 10/2015. Thông tin về các chương trình hội thảo này sẽ được thông báo tới quý vị qua website www.hotroduhoc.vn và chuyên mục Du học – Báo điện tử Khuyến học & Dân trí.

Lưu ý 02: Các hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và là một trong những hạng mục hỗ trợ của chương trình Hỗ trợ du học dành cho học sinh, sinh viên và phụ huynh. Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link đã được cung cấp. Mỗi hội thảo sẽ giới hạn số lượng người tham gia là 50 người để tạo điều kiện cho quý vị có thể trao đổi được tốt nhất. Ban tổ chức sẽ liên hệ và gửi thư mời chính thức qua email cho những quý vị đăng ký đầu tiên. Thời gian check-in và nhận tài liệu của các hội thảo là từ 8h30 – 9h00. Vì vậy, quý vị đọc kỹ lưu ý để có thể tham gia trao đổi thông tin về giáo dục – việc làm được tốt nhất.

Chương trình Hỗ trợ du học

www.hotroduhoc.vn