Những trường đại học “nhỏ mà có võ”

Bảng xếp hạng trường ĐH trên thế giới Times Higher Education (THE) từng công bố những trường được công nhận là ĐH nhỏ có chất lượng tốt nhất trên thế giới. Hầu hết các trường này có lượng sinh viên ít hơn 5.000 người, trong khi các trường trong bảng xếp hạng chính của THE có số lượng vào khoảng 25.000 sinh viên.

Đại học Sabanci (Sabanci University), Thổ Nhĩ Kỳ

Những trường đại học “nhỏ mà có võ” - 1

Ngôi trường tư đặt tại Istanbul giảng dạy 2.739 sinh viên và đảm bảo chi phí cho sinh viên rất nhỏ. Mặc dù vậy, tỉ lệ sinh viên-giảng viên của trường lại cao nhất, gần 16 sinh viên cho một giảng viên. Sabanci xếp hạng trong nhóm thứ 351-400 trong bảng xếp hạng chung của THE.

Đại học Neuchâtel (University of Neuchâtel), Thụy Sĩ

Những trường đại học “nhỏ mà có võ” - 2

Trường giảng dạy cho 4.358 sinh viên tất cả các môn trừ dược, và hơn 50% sinh viên của trường đăng ký học nghệ thuật hoặc nhân văn. Trường đứng trong nhóm từ 401-500 trong bảng xếp hạng thế giới năm 2016.

Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo (Tokyo Medical and Dental University-TMDU), Nhật Bản

Những trường đại học “nhỏ mà có võ” - 3

TMDU là trường Đại học quốc gia đặt tại trung tâm Tokyo. Mặc dù tên đặc biệt như vậy nhưng trường chỉ dạy 2.872 sinh viên trong tổng cộng 6 môn học thuật và là trường châu Á thứ hai đứng trong danh sách này. Trường thuộc nhóm 401-500 trong bảng xếp hạng 2016 của THE.

Đại học Yang Minh (National Yang Ming University), Đài Loan

Những trường đại học “nhỏ mà có võ” - 4

Đây là ngôi trường Đài Loan duy nhất đứng trong bảng xếp hạng, với số lượng sinh viên là 4.496. Trường tập trung giảng dạy về dược và khoa học đời sống. Năm ngoái, trường đã trao tặng 196 bằng cho sinh viên chưa tốt nghiệp. Trường xếp nhóm 401 – 500 trong bảng xếp hạng năm 2016.

Viện Công nghẹ Guwahati (Indian Institute of Technology Guwahati), Ấn Độ

Những trường đại học “nhỏ mà có võ” - 5

IITG, được đặt tại Assam, giảng dạy cho 4.710 sinh viên. Ngôi trường chủ yếu tập trung vào kỹ thuật và công nghệ, và dù chỉ có một lượng nhỏ chương trình đào tạo nghệ thuật và nhân văn, trường không dạy thêm bất kỳ môn khoa học xã hội và dược nào. Ngôi trường xếp nhóm 501 – 600 trong bảng xếp hạng THE nói chung.

Đại học Tulsa (University of Tulsa), Mỹ

Những trường đại học “nhỏ mà có võ” - 6

Nằm tại Oklahoma, ngôi trường đào tạo 4.597 sinh viên trong tổng số 6 ngành. Trường nằm trong nhóm 501 – 600 trong bảng xếp hạng trường Đại học trên thế giới THE.

Đại học Yokohoma (Yokohoma City University), Nhật Bản

Những trường đại học “nhỏ mà có võ” - 7

Mặc dù nằm trong một thành phố trung tâm lớn của Nhật, ngôi trường này chỉ giảng dạy cho 4.122 sinh viên. Ngôi trường tự hào chỉ với 2 khoa và tỉ lệ sinh viên – giảng viên là 4:1 và số lượng sinh viên quốc tế ở đây đạt con số ấn tượng là 3%. Trường xếp hạng 601 – 800 trong bảng xếp hạng trường Đại học thế giới THE.

Viện Công nghệ Florida (Florida Institute of Technology), Mỹ

Những trường đại học “nhỏ mà có võ” - 8

Nằm trong khuôn viên riêng và công viên nghiên cứu công nghệ, ngôi trường này đào tạo 4.408 sinh viên và tự hào là trường tập trung đào tạo về hàng không, kỹ thuật và công nghệ – lĩnh vực duy nhất không có trong chương trình giảng dạy của trường Đại học này là dược. Trường xếp vị trí thuộc nhóm 601 – 800 trong bảng xếp hạng THE.

Đại học Savitribal Phule Pune (SPPU), Ấn Độ

Những trường đại học “nhỏ mà có võ” - 9

Tọa lạc tại phía Tây Bắc của thành phố Pune, Savitribal Phule Pune University (SPPU) rộng 411 mẫu Anh và có sĩ số là 4.858 sinh viên. Năm ngoái, bằng được trao cho các sinh viên chưa tốt nghiệp ít hơn 2%. Trường đã trao tặng bằng Thạc sĩ cho 1.583 sinh viên và 290 học vị Tiến sĩ, nhưng chỉ có 29 sinh viên được trao bằng Cử nhân. Năm nay, trường đứng vị trí thứ 601 – 800 trong bảng xếp hạng.

Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hàng hải Tokyo, Nhật Bản

Những trường đại học “nhỏ mà có võ” - 10

Nằm tại khu cảng Minato xinh đẹp, ĐH Khoa học và Công nghệ Hàng Hải Tokyo (Tokyo University of Marine Science and Technology - TUMSAT) có số lượng sinh viên là 2.597. Ngôi trường tập trung hoàn toàn vào Khoa học Biển, không giống như các trường khác trong danh sách, sinh viên ở TUMSAT không học về dược, nghệ thuật hay nhân văn. Trường bắt đầu giảng dạy Khoa học biển vào năm 1957 và đứng trong nhóm 601 – 800 trong bảng xếp hạng các trường Đại học trên thế giới của THE năm 2016.

Theo Nam Phương

Giáo dục & Thời đại/Edu