1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Cải cách kinh tế Triều Tiên: Giấc mơ vẫn chỉ là...giấc mơ?

(Dân trí) - Gần một năm sau khi nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lên nắm quyền, những kỳ vọng về cải cách kinh tế tại Triều Tiên có vẻ như vẫn chỉ là hy vọng còn người dân tiếp tục phải đối mặt nhiều khó khăn.

Một người nông dân một lủi thủi cùng chiếc xe bò kéo là dấu hiệu duy nhất về hoạt động sản xuất trên một hòn đảo đầy bụi bặm từng được kỳ vọng trở thành một trung tâm công nghiệp, giúp vực dậy kinh tế Triều Tiên. 
K
Kinh tế Triều Tiên có sự tương phản lớn giữa thành thị và nông thôn

Khu kinh tế đảo Hwanggumphyong được khai trương năm 2011 với sự hậu thuẫn lớn của ông Jang Song-thaek, chú của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiện nay. Khi đó các doanh nghiệp được hứa hẹn miễn giảm thuế và được phép chuyển lợi nhuận về nước. Nhưng đến nay đây vẫn chỉ là một hòn đảo nhỏ, bùn đất lầy lội
 
Nhưng bất chấp những đồn đoán về cải cách sau khi thế hệ lãnh đạo thứ ba của dòng họ Kim lên nắm quyền gần một năm trước, tất cả những gì đang tăng trưởng chỉ là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa phần đông dân cư nghèo đói với số ít người giàu có.

Trong khi chính quyền hy vọng có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì hàng nghìn công nhân lại đang rời bỏ nơi này. Hòn đảo Hwanggumphyong rộng 14 km vuông là một trong bốn khu kinh tế được thiết kế để trở thành “nam châm” hút nguồn vốn từ Trung Quốc. 

Khu kinh tế này tọa lạc trên sông Yalu, ngay bên kia bờ là thành phố biên giới đầy năng động Dandong của Trung Quốc. Đây cũng là một trong những khu vực hiếm hoi người dân Triều Tiên có thể dễ dàng tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vậy nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc lại ít ai muốn đầu tư vào Triều Tiên. 

“Những người Trung Quốc chúng tôi muốn tới Triều Tiên để đầu tư bởi ở đó cơ hội kinh doanh vẫn còn nhiều. Nhưng chính sách ở đó không ổn định do vậy chúng tôi không dám rót vốn vào đó”, Zheng Qiwei, một thương nhân đến từ tỉnh Chiết Giang chia sẻ. 

Zheng cũng cho biết một người ông quen biết là doanh nhân của tỉnh Liêu Ninh, gần biên giới Triều Tiên, đã đầu tư 240 triệu nhân dân tệ (tương đương 38,48 USD) để bán máy móc nhưng bị buộc phải rời đi. Đầu năm nay, một dự án tinh chế quặng sắt trị giá nhiều triệu USD của tập đoàn Xiyang Group tại Triều Tiên cũng đã đổ bể khi chính quyền địa phương gạt bỏ nhà đầu tư Trung Quốc.

Nhiều nhà phân tích cho rằng chính quyền Triều Tiên e ngại rằng cải cách sẽ khiến khả năng kiểm soát của nhà nước bị suy yếu và liên tục trì hoãn những thay đổi lớn. Theo thống kê của Liên hợp quốc, khoảng 1/3 trẻ em Triều Tiên hiện bị suy dinh dưỡng. Và bất kể sự đổi mới hay chuyển biến tích cực nào về kinh tế đều chỉ tập trung vào Bình Nhưỡng.

“Bình Nhưỡng là một hành tinh khác”, một thương nhân Trung Quốc 35 tuổi sống tại một thị trấn nhỏ ở Triều Tiên hơn 25 năm và thường tới Bình Nhưỡng cho biết. 

Thanh Tùng
Lược dịch theo Reuters