1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 ASEAN

(Dân trí) - Tính đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 tại ASEAN, đạt 1.908 USD/người/năm, chỉ cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar, nhưng khoảng cách với các nước khác trong khu vực đã thu hẹp đáng kể.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Tổng cục Thống kê vừa công bố thông cáo của bộ phận thống kê ASEAN (ASEAN Stats) về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 với một vài điểm sáng tích cực, cho thấy hy vọng thoát khỏi khủng hoàng kinh tế ngày càng cao.

Theo ASEAN Stats, Việt Nam đã gia nhập nhóm các nước thu nhập trung bình, với GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng qua từng năm. Tuy chỉ đạt mức tăng trưởng GDP trung bình so với các nước trong khu vực nhưng tính theo GDP bình quân đầu người thì tốc độ tăng trưởng năm 2013 của Việt Nam lại đạt tương đối khá 9,1% (chỉ sau Campuchia với mức tăng 9,2%).
 
Tính đến năm 2013, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đứng thứ 7 tại ASEAN, đạt 1.908 USD/người/năm, cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar, nhưng khoảng cách với các nước khác trong khu vực đã thu hẹp đáng kể.
 
Năm 2013, quy mô GDP của Việt Nam đạt 171 tỷ USD trong năm 2013, ghi nhận mức tăng trưởng 5,4%, cao hơn so với mức 5,2% của năm 2012 và cũng cao hơn mức bình quân 5,2% của các nước ASEAN trong cùng năm. Điều này cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp.
 
Theo ghi nhận của ASEAN Stats thì trong khi các nước phát triển cao như Brunei, Singapore, Thái Lan và Malaysia vật lộn với những khó khăn do khủng hoạt kinh tế với tốc độ tăng GDP khá thấp, thậm chí tăng trưởng âm như Brunei (-1,8%) thì Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng tương đối và đứng thứ 6 trong khu vực (sau Lào, Myanmar, Philippines, Campuchia và Indonesia).
 
Quy mô nền kinh tế hiện hành của Việt Nam tương đối thấp so với các nước ASEAN, nhưng mức chênh lệch này ngày càng thu hẹp đáng kể trong những năm gần đây. Nếu như năm 2005, quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam chỉ bằng 1/3 Thái Lan, gần 1/2 Singapore, gần 1/5 Indonesia thì đến năm 2013 con số này đã cải thiện đáng kể: bằng 1/2 Thái Lan và trên 1/2 Singapore.

Dịch vụ hiện đang là ngành đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế năm 2013 của Việt Nam chiếm 43,3% GDP, cao hơn mức 41,7% của năm trước đó, tốc độ tăng trưởng đạt 6,6%, cao hơn tốc độ 5,9% của năm trước đó. Theo ASEAN Stats, đây là mức tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, so với mức tăng bình quân giai đoạn 2005-2012 là 7,4% thì con số này vẫn còn khá thấp.

Ngược với xu thế phát triển tích cực của ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng lại trên đà suy giảm từ năm 2010. Tốc độ tăng trưởng của ngành này đạt 5,4% trong năm 2013 thấp hơn con số 5,8% của năm 2012, 6,7% của năm 2011 và 7,2% của năm 2010. Đóng góp vào GDP của ngành cũng giảm từ 38,6% năm 2012 xuống còn 38,3% năm 2013. Bên cạnh đó, tồn kho của công nghiệp chế biến tại thời điểm 1/12/2013 vẫn tăng so với cùng kỳ 10,2%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản được coi là "bệ đỡ" của nền kinh tế trong những giai đoạn suy thoái trước nhưng những năm gần đây, do kinh tế khó khăn nên ngành này cũng đang rơi vào xu thế suy giảm. Tăng trưởng chỉ đạt 2,6% năm 2013 và đóp góp vào GDP chỉ chiếm 18,4% - thấp nhất từ trước tới nay.
 
Bích Diệp
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”