Học trò Sài thành…thử "chí thép" ở rừng Sác

(Dân trí) - Họ chọn đặc khu rừng Sác (Cần Giờ, TPHCM), nơi những chiến sỹ rừng Sác từng chiến đấu và dũng cảm hy sinh, cho chuyến trải nghiệm kỹ năng sống của mình.

Vào ngày cuối tuần (19/8) khoảng 35 bạn trẻ đến từ nhiều trường học ở TPHCM dưới sự dẫn dắt của hai giáo viên trường THCS Trường Chinh (Q. Tân Bình) đã có chuyến trải nghiệm kỹ năng sống và tìm hiểu kiến thức lịch sử tại chiến khu rừng Sác - căn cứ kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ có địa hình vô cùng khó khăn, nơi các đặc công rừng Sác lập nên những chiến công oai hùng.

Và lúc này các bạn trẻ Sài Thành ở nhiều bậc học được "dấn thân" vào từng cung đường vào mà ở đó có thể chỉ có bùn sình, chỉ có nước, chỉ có gốc cây đước để bước qua, để học những bài học về kỹ năng sinh tồn, hỗ trợ đồng đội... Những hình ảnh dường như không thể khốc liệt hơn mà các bạn trải qua và cảm nhận. 

Học trò Sài thành…thử chí thép ở rừng Sác

Trước khi "nhập cuộc" các bạn có những màn khởi động, làm quen vui nhộn, dường như chưa ai lường hết khó khăn của hành trình. Mọi vật dụng đều phải để lại, quần áo càng gọn nhẹ càng tốt và phần lớn các bạn đều đi chân đất.

Công việc đầu tiên khi vừa đặt chân vào rừng Sác là các bạn phải kiếm củi khô để nhóm lửa.

Công việc đầu tiên khi vừa đặt chân vào rừng Sác là các bạn phải kiếm củi khô để nhóm lửa.

Công việc đầu tiên khi vừa đặt chân vào rừng Sác là các bạn phải kiếm củi khô để nhóm lửa.

Cành củi ẩm ướt, diêm có hạn... nên việc nhóm lửa làm nhiều "công tử tiểu thơ" Sài Thành toát mồ hôi.

Với nhiều bạn đây là lần đầu tiên họ được ngửi mùi khói lửa.

Với nhiều bạn đây là lần đầu tiên họ được ngửi mùi khói lửa.

Với nhiều bạn đây là lần đầu tiên họ được ngửi mùi khói lửa.

Và quãng đường dài hàng km chủ yếu là bùn sình độ lún rất sâu, nơi may mắn thì có cành cây bắc sang làm cầu nhưng rất trơn trượt.

Với nhiều bạn đây là lần đầu tiên họ được ngửi mùi khói lửa.

Ngay cả những đoạn đường khó nhất nhưng bé Bảo Ngọc, thành viên nhỏ tuổi nhất đoàn đang học lớp 3, vẫn nhất quyết tự mình vượt qua, từ chối lời đề nghị cõng qua của các anh chị lớn tuổi hơn.

Với nhiều bạn đây là lần đầu tiên họ được ngửi mùi khói lửa.

Các bạn được trải nghiệm với việc trườn qua dây thép gai như những chiến sĩ, nếu gây động có thể bị quân địch phát hiện ngay lập tức.

Với nhiều bạn đây là lần đầu tiên họ được ngửi mùi khói lửa.

Cung đường quá gian nan, trong khi nhiều đội khác đã phải bỏ bếp lửa thì hai bạn Hà Huy Thiên Bảo và Hà Thảo Vy vẫn quyết "giữ lửa" đến phút cuối cùng. Họ không được rời nhau, vừa đi vừa phải tiếp củi, nhóm lửa liên tục.

Và họ luôn nhận được sự hỗ trợ của đồng đội khi qua những đoạn đường quá nguy hiểm.

Và họ luôn nhận được sự hỗ trợ của đồng đội khi qua những đoạn đường quá nguy hiểm.

Và họ luôn nhận được sự hỗ trợ của đồng đội khi qua những đoạn đường quá nguy hiểm.

Không ai thể ngờ, các bạn gái này ngày thường chỉ một chút đất bắn lên người là sẵn sàng kêu ré lên "ăn vạ" thì bây giờ họ lôi từng cây số đường bùn sình lầy lội mà không một tiếng than vãn.
Và họ luôn nhận được sự hỗ trợ của đồng đội khi qua những đoạn đường quá nguy hiểm.

Đến trưa dừng chân, các bạn phải lội bùn bắt cá, mò cua để cho bữa ăn. Nhiều bạn cho rằng đây quả là chuyến đi "hành xác" nhưng "hành" một cách ý nghĩa và có giá trị.

Và họ luôn nhận được sự hỗ trợ của đồng đội khi qua những đoạn đường quá nguy hiểm.

Tiếp tục hành trình đúng lúc nước triều lên, các bạn phải bơi qua rất đoạn sông nguy hiểm. Họ không hiểu nổi ngày trước các anh chiến sĩ gần chục năm trời sinh sống, chiến đấu ở nơi địa hình khắc nghiệt thế nào bằng cách nào khi không có đồ ăn, nước uống.

Và họ luôn nhận được sự hỗ trợ của đồng đội khi qua những đoạn đường quá nguy hiểm.

Cô giáo Khánh Dương (người cầm máy ảnh) chia sẻ chuyến đi không chỉ trang bị cho các em kỹ năng sinh tồn, kỹ năng khi đi lạc vào rừng râu mà còn giúp các em hiểu được chiến công oai hùng của chiến sĩ Rừng Sác trong lịch sử. Với cô Dương, việc "bảo toàn" được chiếc máy ảnh cũng đã làm một nhiệm vụ cực kỳ gian nan nhưng nhiệm vụ của cô là phải lưu giữ lại những hình ảnh không thể nào "khốc liệt" hơn.

Đôi dép duy nhất còn lại của đoàn vẫn được một số bạn kiên trì mang về đích.

Đôi dép duy nhất còn lại của đoàn vẫn được một số bạn kiên trì mang về đích.

Đôi dép duy nhất còn lại của đoàn vẫn được một số bạn kiên trì mang về đích.

Cô trò hoàn thành hành trình khoảng 7 cây số với những trải nghiệm nguy hiểm nhưng không kém phần lý thú. Tuy gian khó như vậy nhưng họ chỉ mới đi được một phần "mep mép" của chiến khu Rừng Sác. Một số bạn bày tỏ "Một đi không dám trở lại" nhưng nhiều bạn chia sẻ, nếu có cơ hội sẽ tiếp tục khám phá nhiều hơn về Rừng Sác.

Hoài Nam