1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
  4. TPHCM vào mùa mưa

Ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường...

(Dân trí) - Đường, phố phải được đặt tên trên cơ sở lựa chọn tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa, sự kiện lịch sử, tên danh nhân…Đó là một phần trong bản quy chế vừa được Chính phủ ký ban hành.

Quy chế quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công công tại các đô thị đã được Thủ tướng Phan Văn Khải ký ban hành ngày 11/7 tại Nghị định số 91/2005/NĐ-CP.

 

Theo đó, tất cả các đường, phố và công trình công cộng trong thành phố, thị xã, thị trấn được xây dựng theo quy hoạch đô thị, được sử dụng ổn định thì được xem xét để đặt tên. Những tên đường, phố và công trình công cộng đã có tên gọi quen thuộc, gắn bó với lịch sử-văn hóa của dân tộc, địa phương và đã ăn sâu trong tiềm thức, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ sẽ không phải thay đổi.

 

Trường hợp đường, phố và công trình công cộng đã đặt tên mà xét thấy không có ý nghĩa lịch sử-văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phải là nhân vật tiêu biểu của đất nước hoặc của địa phương, gây ảnh hưởng, tác động xấu trong xã hội thì phải đổi tên, nhưng cần xem xét thận trọng.

 

Đường, phố được đặt tên trên cơ sở lựa chọn một trong các tên sau đây: tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa; tên di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, có giá trị tiêu biểu; tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của đất nước hoặc địa phương; tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài.

 

Thủ đô Hà Nội, TPHCM và các thành phố loại I trực thuộc trung ương cần quy hoạch đại lộ và tên đặt cho đại lộ phải là tên sự kiện lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hoặc tên danh nhân tiêu biểu nhất.

 

Mạnh Hùng