1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. TPHCM "khát" cây xanh
  4. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai

Nhân bản để “cứu” cây đa Tân Trào

(Dân trí) - Tỉnh Tuyên Quang đã lấy 20 mẫu cành của cây đa Tân Trào lịch sử ở xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, chuyển về Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) để thực hiện nhân giống bằng phương pháp giâm hom.

Ngoài ra, tỉnh còn lấy 26 mẫu cành khác chiết tại cây mẹ nhằm kích thích ra rễ. Do các biện pháp cứu chữa cây đa Tân Trào chưa mang lại hiệu quả nên việc lấy mẫu, nhân bản vô tính là một biện pháp bảo tồn nguồn gen quý của cây đa Tân Trào, phòng ngừa tình hình xấu nhất có thể xảy ra.

 

Môi trường sống bị thay đổi, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở mức quá cao, rễ bị úng nước, tuổi thọ cao... là những nguyên nhân làm cho “bệnh” của cây đa Tân Trào ngày càng trầm trọng.

 

Từ năm 1999, cây đa Tân Trào đã có dấu hiệu sinh trưởng kém, nhiều cành ở phần ngọn cây có biểu hiện rụng lá, không ra lá non, chết khô, không có rễ buông từ cành cây xuống đất. Từ một cây xanh tốt, um tùm, giờ đây cây đa Tân Trào trơ trọi chỉ còn 5 cành khô mục và 3 cành tươi có đường kính chừng 30cm.

 

Nhân bản là giải pháp cấp bách để bảo tồn nguồn gen của cây đa Tân Trào, đã được các nhà khoa học đề xuất tại “Hội thảo khoa học phục hồi cây đa Tân Trào” tổ chức vào giữa tháng 3 vừa qua.

 

Vũ Văn Đức

TTXVN