Du học Đại học nên chuẩn bị từ lúc nào?

Có lẽ cuốn “Em phải đến Harvard học kinh tế” của bà mẹ Trung Quốc từng gieo lên ước mơ gửi con đi du học Harvard cho các bậc phụ huynh từ khi con mới ra đời.

Vì thế mà không ít các ông bố bà mẹ xác định cho con đi du học từ khi con mới sinh ra, và chuẩn bị cho con đi du học từ giai đoạn mẫu giáo. Chị Hồ Thị Hải Âu, người có con nhận được học bổng vào Đại học Harvard, và là tác giả của cuốn “Mẹ Việt dạy con bước cùng toàn cầu” đã chuẩn bị cho con du học từ khi con mới 3 tuổi, và mẹ con chị đã có hành trình 14 năm kiên định để đạt được kết quả đó.

Tuy nhiên, không phải ai cũng kiên định hay mọi con đường đều đi đúng lộ trình. Hoàn cảnh gia đình tại từng thời điểm: tài chính, chỗ ở, những thay đổi bất ngờ, rồi khả năng của con, xu hướng, thị hiếu cùng nhiều nguyên nhân khách quan bên ngoài. Cũng không phải ai cũng có ý thức về sự cần thiết chuẩn bị kỹ càng như thế ngay từ sớm như chị Hải Âu.

Du học Đại học nên chuẩn bị từ lúc nào? - 1

Chuẩn bị tốt để đi du học bao gồm chuẩn bị về mặt ngôn ngữ của nơi định đi du học (Tiếng Anh, Tiếng Pháp…), chuẩn bị về tài chính, kỹ năng và phương pháp học tập hoàn toàn khác so với học tại Việt Nam cộng với những kỹ năng quản lý cuộc sống (tài chính, thời gian, đời sống xã hội…) mà không phải một sớm một chiều là có thể làm được.

Một bộ phận phụ huynh cho con đi du học đã cố gắng cho con được một học bạ với bảng điểm tốt mà thường không có giá trị nhiều lắm khi sang học đại học ở nước ngoài vì kiến thức và cách học hoàn toàn khác. Học sinh cũng thường chỉ chuẩn bị để thi các bài thi chuẩn như IELTS, TOEFL, SAT… mà bản chất là để “kiểm tra trình độ” lấy chuẩn để nộp đơn vào Đại học chứ không phải là một sự chuẩn bị cho một nền tảng kiến thức và kỹ năng chắc chắn để học đại học nước ngoài thành công. Vào Đại học, đa phần học sinh Việt Nam, dù là những học sinh giỏi ở nhà, đều rất chật vật với học tập và cuộc sống.

Hiện nay, rất nhiều phụ huynh ý thức được việc chuẩn bị cho con đi du học thành công nên thường gửi con đi du học sớm từ cấp ba và lấy bằng Phổ thông Trung học để vào thẳng Đại học. Hai năm cuối của cấp học phổ thông ở nước ngoài (lớp 11 và lớp 12) là hai năm then chốt để học sinh chuẩn bị vào Đại học. Các chương trình chuẩn bị vào Đại học của IB trên toàn cầu hay Honors, AP ở Mỹ, tiền Đại học của Canada được các trường cấp 3 dạy vào hai năm cuối. Ở Anh, đó là hai năm A-levels vào những năm cuối cấp học phổ thông để chuẩn bị vào Đại học. Các bang ở Úc cũng yêu cầu học hai năm lớp 11-12 với chương trình Phổ thông và là tiền Đại học của họ, với các tên gọi khác nhau, như SACE của bang Nam Úc hay HSC của bang New South Wales để học sinh đủ điều kiện vào Đại học. Vì vậy, nếu phụ huynh muốn cho con đi học phổ thông ở nước ngoài, có thể đi từ rất sớm như lớp 6 – lớp 7 và muộn nhất là lớp 11 với việc hai năm cuối 11-12 sẽ tạo lập nền tảng về học tập, kỹ năng, làm quen với môi trường học tập và xã hội để vững bước vào Đại học. Với hai năm cuối, học sinh đã học gần như tương tự với môi trường Đại học. Tuy nhiên, chi phí cho những năm học phổ thông này khá lớn. Hơn nữa, nhiều phụ huynh cũng chưa sẵn sàng xa con ở độ tuổi này.

Theo báo cáo mới nhất năm 2017 của Ngân hàng HSBC về xu hướng giáo dục toàn cầu, hầu hết các phụ huynh trên thế giới cho con đi du học đều không có cái nhìn chuẩn xác về tài chính và họ thường không chuẩn bị tài chính một cách bài bản từ sớm. Vì vậy một số đông phụ huynh đều chi trả tiền du học cho con bằng thu nhập hàng tháng của gia đình. Điều đó cũng tạo nên một thách thức cho con đường du học. Không ít học sinh phải đi làm thêm quá giờ cho phép để chi trả cho chi phí sinh hoạt và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập và sức khoẻ của các em.

Quan trọng hơn, học sinh Việt Nam nếu không được chuẩn bị kỹ càng qua một nền tảng kiến thức và kỹ năng gần giống như lớp 11-12 của nước sở tại sẽ phải học thêm một năm dự bị hay sẽ rất khó khăn, chật vật nếu được vào thẳng Đại học. Không ít học sinh đã có hiện tượng trầm cảm, và có lẽ cũng vì thế mà các trường Đại học ở nước ngoài đều có dịch vụ tâm lý cho sinh viên.

Du học Đại học nên chuẩn bị từ lúc nào? - 2

Theo SACE Việt Nam, đơn vị cung cấp Chương trình chuẩn bị du học sớm chính thống của Úc, để đi du học Đại học, dù là có học bổng hay tự túc, học sinh Việt Nam nên chuẩn bị muộn nhất là khi vào lớp 10, đừng để đến cuối lớp 12. Chương trình SACE International cho phép học sinh lớp 10 học dàn trải các khoá học tiền đại học ngay từ học kỳ 2 lớp 10, và hoàn thành chương trình trước khi học hết học kỳ 1 lớp 12, tạo điều kiện cho học sinh hoàn thành cả hai chương trình học song song với lộ trình hợp lý. Học sinh hoàn toàn được chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để vào học bất cứ đâu trên thế giới. Học sinh cũng không phải bỏ lỡ cơ hội vào Đại học Việt Nam nếu không đi du học. Đây chính là con đường tiết kiệm và an toàn cho học sinh Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Thông tin chi tiết về chương trình có thể xem thêm tại: http://www.sace.edu.vn/Tuyen-sinh-2018/