Du học: Lối thoát hay cơ hội dành cho học sinh trượt đại học

Trượt đại học đi đâu? Đây là câu hỏi của ít nhất hơn nửa triệu phụ huynh học sinh có con em dưới điểm sàn đại học năm 2012 và còn rất nhiều trường hợp khác mặc dù có đủ điểm sàn nhưng vẫn không vào được trường đại học như mong muốn.

Và nhiều gia đình đã lựa chọn con đường du học tại các nước có nền giáo dục phát triển nhất thế giới cho con em mình. Vậy đây là lối thoát hay cơ hội cho các em?

 

Đi du học là do học kém?
 



Đi du học là do học kém?

 

Đây là quan niệm của rất nhiều người trước đây khi nhắc tới việc du học. Đã đi du học thì phải rất giỏi, nhận học bổng hoặc rất kém không còn “đất học” tại Việt Nam. Tuy nhiên, với điều kiện tài chính ngày càng cao của các gia đình Việt Nam và mong muốn đầu tư cho con em mình môi trường học tập tốt nhất để có tương lai nghề nghiệp bền vững và môi trường để thể hiện năng lực bản thân, khái niệm “du học” đã trở nên quá quen thuộc.

 

Thực tế hiện nay, với áp lực của nền giáo dục trong nước và nhìn nhận về cơ hội phát triển, nhiều gia đình đã định hướng cho con du học ngay từ khi còn học cấp 2, cấp 3  và một số lượng không nhỏ các em mặc dù đỗ đại học song vẫn quyết định đi du học.

 

Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT), Việt Nam hiện có trên 100.000 du học sinh theo học tại 49 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó khoảng 90% đi học bằng kinh phí tự túc. Con số này đã tăng gấp 10 so với 10 năm trước và hiện còn tăng đột biến tại nhiều quốc gia như: Mỹ, Anh, Singapore ,…

 

Cứ đi du học là chi phí “đắt” ?

 

Nhiều phụ huynh quan niệm như vậy khi thấy con em gia đình khác phải chi tới hàng tỉ đồng/năm cho con du học tại Anh hay Mỹ, những nền giáo dục bậc nhất thế giới. Nhưng thực ra, chi phí du học phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm chọn quốc gia, chọn trường, chọn khu vực sống tại đó. Có khá nhiều lựa chọn du học tại Mỹ chỉ với mức tổng chi phí 20,000usd/năm, điều tưởng như không thể. Hoặc với mức chi phí thấp hơn, các gia đình có thể nghĩ tới việc du học các nước ở châu Âu như: Hà Lan, Phần Lan, Pháp,…. hay các nước châu Á: Singapore, Đài Loan, Trung Quốc mà nền giáo dục vẫn tốt. Như vậy, chi phí du học như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của các gia đình.  

 

Tương quan giữa cơ hội tại Việt Nam và cơ hội khi du học?

 

Học tại Việt

Học tại Việt Nam và du học:  Đâu là chìa khóa thành công?
 

 

Học sinh ngày nay có rất nhiều cơ hội để học tập và thành tài. Suy nghĩ theo lẽ thường, cơ hội đầu tiên là đỗ đại học tại Việt Nam, nếu không đỗ nhưng có điểm trên sàn thì có thể học các chương trình liên kết quốc tế, trường tư thục, dưới điểm sàn thì đi học trung cấp, cao đẳng hoặc nghề nào đó; còn một bộ phận không nhỏ đã lựa chọn con đường du học ngay cả khi là thủ khoa đại học, đỗ đại học, trên điểm sàn hay dưới điểm sàn. Mỗi gia đình chọn 1 hướng đi cho con em mình với mục tiêu cuối cùng là ra trường có việc làm tốt, hội nhập tốt với cuộc sống nghề nghiệp, xã hội. Nhưng dường như hiện đang xảy ra nghịch lý giáo dục tại Việt Nam.

 

Nhóm các em đủ điểm sàn học các chương trình quốc tế tại Việt Nam, liên kết quốc tế học tập tốt sau 4 năm đạt chuẩn quốc tế, tiếng Anh sử dụng tốt. Nhóm các em trên điểm sàn hoặc dưới điểm sàn đi du học mất 6-12 tháng tiếng Anh + 3-4 năm đại học sau khi ra trường có thể tìm kiếm cơ hội ở lại làm việc hoặc về Việt Nam với vốn ngoại ngữ thành thạo, bằng cấp quốc tế, kinh nghiệm và tư duy nghề nghiệp tốt.

 

Còn nhóm các em đỗ đại học được hưởng nền giáo dục đang được đánh giá là nhiều bất cập trong nước: lớp học đông, giảng đường, cơ sở vật chất thì thiếu, chương trình chưa theo kịp thực tế xã hội. Những em động lực tốt, cố gắng thì vượt qua hoàn cảnh thì ra trường lập nghiệp tốt, nhưng phần lớn còn lại sau 4 năm đại học, loay hoay với điểm chuẩn tiếng Anh TOEIC 450, ra trường khó khăn khi xin việc là hình ảnh thường thấy.

 

Cơ hội nghề nghiệp sau khi đi du học.

 

Trong khi đầu ra của các cơ sở đào tạo trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng cả về chuyên môn và ngoại ngữ, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế tại Việt Nam thì nguồn lực được đào tạo từ nước ngoài về đã thể hiện được vai trò của mình đối với công việc cần có năng lực thật sự.

 

Đặc biệt các ngành trong hệ thống tài chính-ngân hàng, liên doanh, quan hệ quốc tế, các tổ chức nước ngoài rất cần nguồn lực từ nước ngoài am hiểu hệ thống toàn cầu, hệ thống tài chính, kinh tế, thương mại quốc tế và trực tiếp hiểu, làm việc được với các đối tác nước ngoài. Năng lực về ngoại ngữ và chuyên môn đã xóa đi các rào cản trong các công việc đa quốc gia.

 

Học tại Việt



Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp quý phụ huynh có những định hướng rõ hơn trong việc lựa chọn hướng đi cho con em mình.

 

Mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề định hướng học tập, công việc, đặc biệt là các thí sinh không đủ điểm vào đại học năm 2012, xin mời các bậc phụ huynh và các em học sinh liên hệ hotline tư vấn: 093.652.8386 (Ms. Phương) hoặc đặt câu hỏi tại:http://eduvietglobal.vn/ho-tro-tong-the-hoc-sinh-truot-dai-hoc-tai-viet-nam

 

Chương trình hỗ trợ tổng thể dành cho học sinh không đủ điểm vào đại học 2012 sẽ trả lời quý vị trong vòng 48h.