Thạc sĩ Y khoa ĐH Oxford người Việt làm việc tại bệnh viện nổi tiếng của Mỹ

Tất cả chỉ trong hơn 6 năm: từ A level đến Thạc sĩ Y khoa ĐH Oxford, được mời sang làm việc 3 năm tại một trong những bệnh viện hàng đầu ở Mỹ trước khi nhận bằng tốt nghiệp Thạc sĩ 2011...

Trong số những học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài đa số hay chọn các ngành về quản lý, quản trị kinh doanh hay tài chính ngân hàng. Ước mơ học Y khoa tại nước ngoài là điều gì đó xa lạ và thậm chí “đáng sợ” vì mọi người cho là chi phí quá cao, thời gian học kéo dài và đặc biệt là “khó trúng tuyển”.
 
Nay ước mơ đó đã là sự thật khi mà Đan Thanh và gia đình 7 năm trước không dám tin tưởng lắm khi bắt đầu cuộc tìm kiếm cơ hội du học.
 
Là con gái duy nhất trong gia đình có cha là bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa ở Long Xuyên nên Thanh được cha mẹ quan tâm đầu tư rất nghiêm túc cho việc học tập, nhưng ở Long Xuyên điều kiện để học Anh văn rất hạn chế nên chỉ đến mùa hè Thanh mới lên “thành phố” học Anh văn. Cũng từ đây, Thanh cùng cha bắt đầu tìm hiểu cơ hội du học nước ngoài liên quan đến ngành khoa học sự sống (Life Science).
 
Một đầu bài đặt ra khó khăn với các công ty tư vấn vì mục tiêu cuối cùng của gia đình chẳng giống tý nào với những yêu cầu thường thấy ở những học sinh khác. Gần như tất cả các nơi đều đưa ra những lộ trình kéo dài và tốn kém vì họ không tự tin lắm với điều kiện gia đình đưa ra. Điều đó có lúc đã làm Thanh và cha hơi nản chí... và suýt nữa quyết định ở lại Việt Nam để thi vào ĐH Y khoa Sài gòn hoặc là chọn học một chuyên ngành khác.
 
Đã qua mùa tuyển sinh và mọi người đã nhập học, Thanh thì tập trung học nâng cao trình độ tiếng Anh. Rồi một lần, Thanh “ngẫu nhiên” tham dự Triển lãm du học Vương quốc Anh tháng 10 năm đó trước khi trở về Long xuyên và “tiện thể” ghé 1 văn phòng tư vấn nhỏ để thử lần cuối xem cơ hội du học của mình thế nào... không ngờ nó lại là nơi Thanh và cha chọn để gửi “những mơ ước mạo hiểm” của mình.
 
Không cam kết bất cứ điều gì, không đưa ra những khó khăn làm học sinh lo ngại nhưng cách hướng dẫn chọn môn, cách phân tích con đường đi cho kế hoạch tổng thể đã tiếp thêm nghị lực và sự tự tin cho Thanh. Đặc biệt, một điều Thanh cảm thấy an tâm là người tư vấn sau gần nửa ngày trò chuyện thì chỉ muốn Thanh phải tự thấy thích “nghề” mình sẽ học chứ không phải “nghề” do cha mẹ chọn giùm mình và yêu cầu Thanh phải hết sức nỗ lực đam mê học tập vì “nếu em học Y bằng tiếng Việt đã khó thì em phải biết là học bằng tiếng Anh sẽ khó đến mức nào”...
 
Thanh đã nhập học A level vào học kỳ của tháng 1 (trễ 1 học kỳ so với các bạn), lần đầu qua vương quốc Anh cùng cha vào những ngày cuối tháng 12 lạnh giá tưởng như sẽ là trở ngại khi kỳ thi đầu tiên bắt đầu chỉ sau 2 tuần. Áp lực đó và hình ảnh người cha trong giá lạnh đã đặt ra cho Thanh một quyết tâm là sẽ cố gắng hết sức để không phụ lòng cha mẹ. Và chỉ có vỏn vẹn trong 10 tháng Thanh phải làm quen với một môi trường mới và học tập thật tốt để hoàn thiện các kỹ năng, các bài thi A level, các bài thi tuyển vào ĐH Y khoa, thi IELTS đạt điểm cao cùng với việc tìm kiếm các công việc tình nguyện tại bệnh viện… Nếu học ngành khác Thanh có thể nộp đầy đủ hồ sơ vào trước 15/1 năm sau, nhưng với học sinh Y khoa hay những Đại học hàng đầu thì quy định bắt buộc là mọi thứ phải xong trước 15/10 của năm đấy. Vì thời gian quá gấp gáp và quá nhiều việc phải làm nên Thanh đã dùng hết cả mùa hè đầu tiên cho việc học tập, luyện thi, và làm việc. Thanh chỉ về Việt Nam thăm cha mẹ vào mùa hè năm sau, sau khi đã thi xong và hồi hộp chờ kết quả.

Thạc sĩ Y khoa ĐH Oxford người Việt làm việc tại bệnh viện nổi tiếng của Mỹ - 1

Thực sự thì khi đăng ký nguyện vọng, (chỉ 10 tháng kể từ khi qua vương quốc Anh) Thanh vẫn còn một chút thiếu tự tin nên đã không đăng ký thẳng vào ngành Y Lâm Sàng. Được sự tư vấn của Thầy Cô, Thanh đã nghiên cứu rất nhiều về ngành Khoa Học Y Sinh (Biomedical Science) ở những trường ĐH danh tiếng trước khi đăng ký và may mắn là Thanh đã trúng tuyển ngành này tại ĐH King’s College London. Suốt thời gian học tại đây, Thanh là sinh viên Việt Nam duy nhất theo ngành này trong khi ở các khoa quản lý hay tài chính thì “đông vui” hơn. Thanh đã chọn những môn chuyên ngành về Phôi Học, Di Truyền và Sinh Sản theo ý thích của mình. Tuy việc học là của cá nhân Thanh, nhưng trong suốt thời gian học tập kể từ khi qua Anh thì Thanh luôn nhận được những giúp đỡ tận tụy của các thầy cô trong trường cùng những lời động viên thường xuyên từ gia đình và công ty tư vấn ở Việt Nam nên Thanh không cảm thấy mình lẻ loi...
 
Tuy vậy một biến cố đã xảy ra trong gia đình khi Thanh bước qua năm thứ 2 đại học. Thanh đã rất lo lắng và cố đi làm thêm với hy vọng giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ. Khi biết chuyện cha mẹ Thanh đã dứt khoát phản đối… và cuối cùng Thanh cũng lấy lại quyết tâm để học thật tốt vì Thanh hiểu rằng, chỉ có nỗ lực học tập thì mới có cơ hội giúp cha mẹ sau này.
 
Sau khi nhận bằng đại học, Thanh được tuyển thẳng học Thạc sĩ về Phôi Thai Học Lâm Sàng (Clinical Embryology) tại ĐH Oxford trong 1 năm. Khi tốt nghiệp rồi mới nhìn lại quãng đường mình đi thật may mắn. Không nói đến nỗ lực bản thân và những đam mê hướng Thanh tới những cố gắng không ngừng thì việc được tư vấn đúng hướng là vô cùng quan trọng. Nếu không… có lẽ giờ này không biết Thanh đã theo “nghiệp” nào?

Thạc sĩ Y khoa ĐH Oxford người Việt làm việc tại bệnh viện nổi tiếng của Mỹ - 2

Trong thời gian học đại học và thạc sĩ, có quá nhiều khó khăn có thể kể hết ra, đôi lúc Thanh thấy mình phải biết hy sinh một số lợi ích và xác định mục tiêu nào là quan trọng hơn để tập trung cho nó theo từng thời điểm. Từ kinh nghiệm của những người đi trước kể lại và những trải nghiệm của bản thân qua các kỳ phỏng vấn, Thanh thấy rằng điểm thi cao, thư giới thiệu tốt là điều cần thiết nhưng chưa phải là tất cả. Có đến 2-3 kỳ phỏng vấn của nhà trường để tìm ra tố chất của mình có phù hợp với chuyên ngành không hoặc bản tự thuật cá nhân cũng vô cùng quan trọng.
 
Thanh đã tận dụng thời gian và cơ hội để tham gia các chương trình hội nghị hay hội thảo chuyên đề liên quan nghề nghiệp, từ đây Thanh chủ động làm quen và tạo được một loạt những mối quan hệ với những người đi trước, những chuyên gia, để nhờ chỉ bảo. Không phải tất cả đều sẵn lòng giúp mình nhưng nếu mình kiên trì thì mình cũng học tập được ở họ rất nhiều điều thú vị. Vào những tháng cuối kỳ tại trường ĐH Oxford, Thanh bắt đầu tìm kiếm việc làm cho ngày ra trường, có lẽ đó là một phần may mắn mang đến cơ hội việc làm cho Thanh ngay khi chưa tốt nghiệp.
 
Bây giờ, Thanh là Thạc sĩ ngành điều tri hiếm muộn tốt nghiệp tại ĐH Oxford (cũng liên quan đến “nghiệp” của cha), và vui hơn là khi còn chưa đến ngày bảo vệ luận án tốt nghiệp thì Thanh đã nhận được lời mời từ một bệnh viện lớn của tập đoàn Cleveland Clinic tại Mỹ tuyển dụng Thanh qua làm việc đúng chuyên môn trong thời hạn 3 năm. Lúc nhận tin này Thanh có một chút đắn đo là mình có cơ hội gia hạn visa đi làm 2 năm ở Anh sao không ở lại Anh tìm việc làm, nhưng lời mời từ Mỹ đến sớm hơn nên Thanh vui vẻ tiếp nhận nó. Dù sao đi làm trong môi trường thực tế sẽ giúp mình trưởng thành hơn và Thanh đang muốn thử sức với vai trò “công dân toàn cầu”. Khỏi phải nói các bạn hiểu là cha mẹ Thanh vui như thế nào...
 
Thanh cũng suy nghĩ, nếu muốn, mình có thể học lên Tiến Sĩ, hoặc ngành Y lâm sàng trong 3-4 năm nữa để ra bằng bác sĩ Y khoa. Nhưng hiện tại Thanh đang rất muốn thử nghiệp của mình với chuyên môn hiện tại vì thấy nó rất thú vị… Nhưng nếu bạn có đam mê theo ngành Y khoa lâm sàng, bạn cũng có thể chọn hướng đi giống Thanh rồi “top-up” thêm vài năm hoặc bạn hãy dũng cảm nộp hồ sơ vào thẳng ĐH Y khoa tại Anh, thời gian học chỉ có 5 năm và 1-2 năm thực tập.
 
Lời nhắn của Thanh đến các bạn chuẩn bị du học Anh là các bạn hãy chọn cho mình nhà tư vấn phù hợp để được giới thiệu hướng đi, chọn trường phù hợp và hãy quyết tâm cao nếu muốn theo ngành học “liên quan đến Y khoa”, cơ hội sẽ đến với các bạn nhiều hơn Thanh vì các bạn có điều kiện học tập và vốn tiếng Anh tốt hơn Thanh ngày xưa. Hiện Thanh đang chuẩn bị cho chuyến bay qua Mỹ nhận công việc làm trong giữa tháng 11, Thanh biết là có đợt tuyển sinh du học vương quốc Anh, đặc biệt có khóa học hướng nghiệp Y khoa, nên các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội mà hãy thử sức mình tại www.tuvanduhoc.org nhé. Tạm thời email của Thanh tại ĐH Oxford vẫn còn hiệu lực và nếu bạn nào thực sự rất quan tâm có thể email cho Thanh sớm. Thanh không hứa là sẽ trả lời tất cả vì chắc là đi làm ở bệnh viện sẽ rất bận nhưng từ nay đến khi đi làm thì Thanh vẫn có chút ít thời gian để chia sẻ. Chúc các bạn thành công!
 
Trịnh Thị Đan Thanh - Oxford Alumni, Msc in Clinical Embryology.
 
Email: thanh.trinh@obs-gyn.ox.ac.uk hoặc liên hệ đại diện tư vấn tại:
 
AMCO Vietnam
 
35 Bis Phùng Khắc Khoan, Quận 1, TPHCM
 
Tel: (848) 3827 7152 -3827 7153
 
Fax: (848) 3827 7155