Giá xăng dầu: Muốn cũng không cạnh tranh nổi!

(Dân trí) - Kinh doanh thời buổi nào mà chẳng đòi hỏi phải cạnh tranh. Thương trường như chiến trường, triết lý đó nhà doanh nghiệp nào chẳng nhớ nằm lòng. Nhưng về giá xăng dầu thì dù có muốn, các đơn vị kinh doanh nhỏ cũng chẳng thể cạnh tranh nổi với “ông lớn” như Petrolimex.

Giá xăng dầu: Muốn cũng không cạnh tranh nổi! - 1
(ảnh minh họa: xangdau.net)

 

Lợi thế tuyệt đối

 

Vị thế tuyệt đối trên thương trường VN của Petrolimex được rất nhiều bạn đọc dẫn ra để minh chứng cho tranh luận về cái sự cạnh tranh không nổi của các doanh nghiệp khác trước “cái bóng” của “ông lớn” này:

 

“Muốn minh bạch xăng dầu, quan trọng nhất phải có cạnh tranh” - Tôi không biết mấy ông nghĩ gì mà nói như vậy, ai cạnh tranh nổi với một DN kinh doanh xăng dầu chiếm 80% - 90% thị trường Việt Nam như Petrolimex? Tất nhiên, cả nước có chưa đến 10 DN kinh doanh xăng dầu thì dại gì họ không liên kết lại với nhau? Ví dụ: người dân không thể từ Hà Nội chạy vào Nghệ An để mua xăng giá rẻ hơn vì ở Hà Nội không có DN nào chịu bán rẻ như ở Nghệ An?

 

Khi mà một Petrolimex đang chi phối thị trường xăng dầu Việt Nam thì chẳng có ai cạnh tranh được. Vì phần còn lại là quá yếu, chỉ biết ăn theo chứ chưa có khả năng cạnh tranh. Theo tôi, chỉ có một cách duy nhất để Nhà nước kiểm soát được giá xăng dầu là quốc hữu hóa các DN kinh doanh xăng dầu mà thôi. Nhưng khi đó lại có thể phát sinh tham nhũng… Vì vậy người dân lại phải chịu thiệt mà thôi… “ - Dương Huy Phong:  dh.phong@yahoo.com.vn ngao ngán.

 

“Đêm vừa qua tôi có xem trên VTV1 có đoạn nói về giá xăng dầu và sự không minh bạch trong giá cả xăng dầu.  Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Petrolimex phát biểu:  “Giá vàng, giá gạo, giá sữa... hiện nay không ai nắm được giá gốc là bao nhiêu thì không thấy dân kêu, trong khi giá xăng được cập nhật công khai liên tục thì lại cho rằng chúng tôi không minh bạch. Thực tế xăng dầu là mặt hàng minh bạch nhất trong tất cả các mặt hàng, nhưng do cơ chế điều hành hiện nay khiến dư luận hiểu nhầm. Nếu cứ thực hiện như hiện nay, nguy cơ Nghị định 84 rồi cũng sẽ đổ vỡ, phá sản!” -  Tôi hỏi ông: xăng dầu là độc quyền tới khoảng 60% thì sao ông lại so sánh với các thứ khác được. Tôi thấy có người phải chạy tới mấy chục triệu vào cây xăng chỉ để bán xăng thôi, nhưng một thời gian sau là có nhà, có xe đẹp… Chứ chúng tôi học hết bằng nọ đến bằng kia mà có theo được đâu?” -  Trịnh Duy Ánh:  trinhanhlichau@gmail.com phản bác lại.

 

“Muốn minh bạch giá xăng dầu thì phải có cạnh tranh!!! Nhưng muốn cạnh tranh thì không thể cạnh tranh nổi vì ông Petrolimex đã được nắm giữ trong tay hàng chục nghìn cửa hàng, kho chứa nằm tại các nơi sầm uất, nắm lợi thế tuyệt đối trên thương trường cả vô hình và hữu hình. Một cửa hàng nằm ở nơi ưu thế, trong 24 giờ bán ra khoảng 10m khối xăng dầu tương đương 10.000 lít. Nếu nằm vị trí xa khu dân cư thì cũng từng ấy vốn bỏ ra, với từng ấy nhân viên bán hàng, chi phí lại đắt đỏ hơn mà giỏi lắm thì bán ra được 1.000 lit -  bằng 1/10 lượng hàng kia thì lấy gì để cạnh tranh? Ông  Petrolimex được chuyển giao từ thời bao cấp qua với mọi cái gần như là cho để làm vốn, bây giờ là của cải riêng thì ai đủ sức mà cạnh tranh?” – Lê Ngọc Mạnh:  lengocmanhgl@yahoo.com.vn lý giải nguồn gốc thế mạnh của Petrolimex.
 
Giá xăng dầu: Muốn cũng không cạnh tranh nổi! - 2
Biến động giá xăng dầu (ảnh minh họa: tamnhin.net)

 

Mâu thuẫn lỗ - lãi

 

Thực tế về lỗ giả - lãi thật của các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng "nhạy cảm", không phải bây giờ mới khiến dư luận rộ lên phản ứng. Mà sự thực về chênh lệch giữa mức sống của các CBCNV những ngành được mệnh danh là những “ông lớn” trong nền kinh tế như xăng dầu, điện lực, viễn thông…với các ngành khác,  thì người dân chẳng ai là không biết để mà hiểu rõ các doanh nghiệp này “sao lỗ mà không ai chịu rút lui nhường chỗ cho người khác?”

 

“Theo tôi thì Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam nói là kinh doanh là lỗ thì quả là quá phi lý! Tôi thấy đơn giản chỉ 1 của hàng xăng dầu bình thường làm ăn đã rất có lãi, mà tổng công ty lỗ thì thật phi lý!” - Le Hiep:  ahaahe@gmail.com khẳng định.

 

“Tôi thấy rất mâu thuẫn ở chỗ này:  Bộ Tài chính cho rằng giá xăng dầu (ngày 26/8) doanh nghiệp đang lãi 780 đồng/lít, nhưng đại diện bộ Công Thương lại khẳng định tại thời điểm này doanh nghiệp lỗ. Ông Bùi Ngọc Bảo - Tổng giám đốc Petrolimex đã thừa nhận đúng là tại thời điểm 26/8, Petrolimex đang lãi từ 129 đồng/lít đến trên 400 đồng/lít. Vậy có phải chăng Bộ Công Thương đang làm gì mờ ám trong chuyện này?  Trong khi đó doanh nghiệp vẫn có lãi mà Bộ Công Thương cho rằng không? - Nguyen Van Khoan: khoancaes@gmail.com nghi vấn.

 

“Cần công khai minh bạch cách tính giá thành xăng dầu cho nhân dân biết. Sau khi kiểm tra 4 DN kinh doanh xăng dầu, xác định lỗ hay lãi. Lỗ bao nhiêu, lãi bao nhiêu:

 

1.Minh bạch để doanh nghiệp nhà nước, người tiêu dùng không ai phải thiệt thòi về phần mình cả ( đã thể hiện rất rõ tại Nghị định 84 của Chính phủ quy định).

 

2. Giá xăng dầu hiện nay vẫn là bài ca bao cấp (mệnh lệnh hành chính, kiềm chế lạm phát......), dẫn tới giá hàng hóa của xã hội là giá không thật cho 1 nền kinh tế, phản ánh không đúng bản chất…” -  Phạm Hoàng Linh Đan:  linhdan_xixi@yahoo.com.vn nhấn mạnh.

   

“Giá vàng, giá gạo, giá sữa... hiện nay không ai nắm được giá gốc là bao nhiêu thì không thấy dân kêu. ...... Vì sao mà giá mấy mặt hàng này tăng , vì đâu dân chỉ kêu xăng dầu tăng....” -  Xin thưa rằng bất kỳ mặt hàng nào tăng giá cũng vin cớ "giá xăng tăng....". Vậy thì dân chỉ biết rằng xăng dầu tăng thì cái gì cũng ùn ùn tăng theo, vì thế không nhắm vào xăng dầu thì nhắm vào đâu đây ạ?” - Xuân Vy:  benhocvungtau@yahoo.com chất vấn ngược lại.

 

“Nếu dòng máu trong cơ thể chúng ta luôn "Nóng" thì kéo theo việc huyết áp tăng. Thử hỏi những cơ quan điều hành như vậy chúng ta có dễ thở không? Cơ quan điều hành có biết mức sống của người dân Việt Nam vẫn đang ở mức thấp không, mà xăng dầu là "dòng máu" để người dân sống đó!” -  Phạm Đức Quân:  phamducquan2008@gmail.com nhắc lại một thực tế ai cũng biết, có lẽ chỉ những người luôn muốn tăng giá là… không muốn biết.

 

“Các tập đoàn có chức năng điều tiết nền kinh tế, thế nhưng trong quá trình kinh doanh mặc dù có lãi vẫn báo cáo lỗ để đòi tăng giá? Nếu sau khi kiểm toán mà phát hiện có sự việc như vậy, theo tôi kiểm toán nhà nước cần đề nghị Thủ tướng Chính phủ cách chức lãnh đạo các tập đoàn này. Có như vậy nền kinh tế thị trường mới không bị méo mó” -  Lê Vũ:  noibatbinh@gmail.com kiến nghị theo mong muốn của đại đa số người dân.

 

“Chi phí quản lý của Petrolimex  quá cao như chi phí tiền lương, chi phí bán hàng... – Tôi thấy rằng một doanh nghiệp nhà nước được lập ra để trước hết phục vụ cho nhà nước ổn định tình hình kinh tế trong nước, như vậy mà ông Chủ tịch HĐQT lại có những phát biểu có vẻ như mang tính chất thách thức nhà nước như thế thì thật khó chấp nhận. Không ai là không thể thay thế, nhất là nếu không làm tốt công tác của mình thì dư luận chung người dân cho rằng cần nhường vị trí đó cho người khác có thể làm tốt hơn” - Abinh:  abinh43@gmail.com nêu rõ …

 

Khánh Tùng