Đại dịch Covid: Nhìn nhận lại về cuộc sống du học sinh

(Dân trí) - Du học tại các quốc gia phát triển ngày càng trở nên phổ biến bởi mong muốn của các bậc phụ huynh cho con em được hưởng nền giáo dục tiên tiến. Tuy nhiên cuộc sống du học có thực sự “màu hồng”?

“Sốc” văn hoá

Rời xa gia đình để đi tới một quốc gia khác với một nền văn hoá hoàn toàn mới mẻ thực sự không phải là điều dễ dàng. Phong tục, tập quán ở nước sở tại có thể khác xa với những thói quen hay thậm chí và suy nghĩ và tiềm thức đã được nuôi nấng từ nhỏ. Ví dụ, các nước phương Tây đề cao khoảng cách cá nhân trong giao tiếp, họ gọi đó là “quả bong bóng” – vùng khoảng cách trong giao tiếp hàng ngày. Họ cho rằng việc giữ khoảng cách cần thiết là thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp đời thường. Tuy nhiên, ở Việt Nam và các nước phương Đông nói chung, chúng ta thường không mấy quan tâm đến “quả bong bóng” này và do đó, có thể làm mếch lòng hay gây hiểu nhầm cho người khác một cách vô thức. Đi du học là bạn bước chân vào môi trường đa văn hoá với những bản sắc khác biệt – và bạn buộc phải đối mặt với sự khác biệt đó.

Không chỉ những vấn đề lớn như phong tục, tập quán, chỉ đơn giản như đồ ăn địa phương không hợp khẩu vị, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn cũng đã có thể tạo nên cú sốc gây ảnh hưởng ít nhiều đến tâm trạng hay việc học tập tại trường. Đó là lý do khiến không ít du học sinh trở nên “khép mình” chỉ sau một khoảng thời gian ngắn đi du học.

Rủi ro về thiên tai, dịch bệnh

Điều này trở nên đặc biệt rõ ràng trong bối cảnh hiện nay – khi đại dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp và chưa hề có dấu hiệu thuyên giảm. Chắc hẳn những ngày này, những bài viết về sự đắt đỏ trong chi phí y tế tại các quốc gia phát triển đã và đang được chia sẻ một cách phổ biến trên các trang mạng xã hội. Thật vậy, chi phí để một xe cứu thương đưa người bệnh vào bệnh viện tại nước Mỹ, trung bình lên tới 3.000 USD (hơn 70 triệu đồng). Vậy có hay chăng tất cả các gia đình có con đi du học đều đủ kinh tế để chu cấp cho một liệu trình chữa Covid tại bệnh viện ở Mỹ?

Đó cũng chính là lý do hàng nghìn sinh viên từ nước ngoài đã và đang tìm cách quay trở về Việt Nam để được hưởng chính sách và quyền lợi y tế.

Đại dịch Covid: Nhìn nhận lại về cuộc sống du học sinh - 1
Tính đến 11 giờ ngày 13/4/2020 (giờ Việt Nam), Vương quốc Anh ghi nhận 84.279 ca nhiễm Covid-19

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ

Mỗi khi quyết định đi du học, vấn đề tiền bạc luôn là rào cản lớn của học sinh lẫn phụ huynh. Với các nước có tiên tiến có các trường Đại học hàng đầu thế giới thì học phí luôn ở mức đắt đỏ. Ví dụ, chi phí đi du học tại Đại học Greenwich (Vương quốc Anh) là £14,000/năm (tương đương 410 triệu đồng) - đắt hơn cả khoá khi học chương trình tại Việt Nam để nhận tấm bằng tương đương (khoảng 70 triệu đồng/năm).

Bên cạnh đó, các khoản chi tiêu thiết yếu trong sinh hoạt bao gồm tiền phí ăn ở, phí đi lại, Internet, tiền điện thoại… cũng “ngốn” một phần không hề nhỏ. Điển hình, chi phí sinh hoạt trung bình hàng tháng để trang trải cuộc sống ở Anh là khoảng £800 (tương đương khoảng 24 triệu đồng) nếu bạn sống ngoài khu vực London và khoảng £1000 (tương đương khoảng 30 triệu đồng). Mức chi phí cơ bản này không hề “dễ thở”.

Brian Hiep Le, một sinh viên du học Anh cho biết: “Ở nơi mình sống tại Anh, rau muống có giá £2,5/bó (khoảng 75.000 đồng). Một bó như vậy đem về xào thì teo lại, gắp 1-2 đũa là hết luôn nên mỗi lần mình phải mua 3-4 bó (khoảng 300.000 đồng). Đem về xào thì phải xào thật mặn để ăn cho lâu”.

Vậy có giải pháp giáo dục thay thế nào cho việc du học hay không?

Câu trả lời là CÓ! Du học tại chỗ, dù chưa được đánh giá cao như việc du học nước ngoài, nhưng cũng đang ngày một thể hiện và chứng minh được những ưu điểm vượt trội.

Du học tại chỗ là hình thức học tập tại các cơ sở đào tạo trong nước nhưng theo chuẩn, giáo trình cũng như chất lượng giáo dục quốc tế trong môi trường học tập hiện đại. Đặc biệt, tấm bằng đại học quốc tế được công nhận toàn cầu trong khi sinh viên chỉ cần chi trả mức chi phí hợp lý hơn rất nhiều so với đi du học.

Một trong những cơ sở giáo dục uy tín đã gây được tiếng vang về du học tại chỗ được kể đến là Đại học Greenwich (Việt Nam) – chương trình đại học quốc tế tại Việt Nam cấp bằng 100% từ Đại học Greenwich Vương quốc Anh. Bằng cấp tại Đại học Greenwich (Việt Nam) có chất lượng và giá trị tương đương với người học tại Vương quốc Anh. Với bằng cấp này, sinh viên có thể học tiếp lên Thạc sỹ, Tiến sỹ tại nhiều nước trên thế giới.

Đại dịch Covid: Nhìn nhận lại về cuộc sống du học sinh - 2

Ở tuổi 26, Lý Tùng Nam (bên phải) - Cử nhân chuyên ngành CNTT Đại học Greenwich (Việt Nam), nhận bằng Tiến sĩ CNTT tại Đại học Wurzburg (Đức), anh hiện đang công tác và sinh sống tại Hà Lan

Sinh viên học tại Đại học Greenwich (Việt Nam) được thừa hưởng những di sản nghiên cứu, giải thưởng về giảng dạy và tiêu chuẩn giáo dục cao của cả Đại học Greenwich Vương quốc Anh và Tổ chức giáo dục FPT - tiêu chuẩn giảng dạy và khuôn viên học tập hiện đại cùng kiến thức không chỉ ở cấp độ toàn cầu, mà còn phù hợp với bối cảnh riêng ở Việt Nam và ASEAN.

Sự năng động của các câu lạc bộ sinh viên, cùng những chương trình hỗ trợ chuyên sâu về cơ hội thực tập tại nhiều công ty/tập đoàn lớn từ năm nhất, hay các hoạt động ngoại khóa sôi nổi… giúp sinh viên Đại học Greenwich (Việt Nam) được trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết theo tiêu chuẩn quốc tế. Các sinh viên đã học tại Đại học Greenwich (Việt Nam) có khả năng lựa chọn đa dạng môi trường học tập ở nước ngoài để học cao lên.

Trường Thịnh