Du học Mỹ: “Khoa học máy tính” chưa bao giờ là lỗi thời

Sẽ quá thừa nếu nói Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống chúng ta. Công nghệ robot, hệ thống tự động hóa, tấn công mạng vào ngân hàng/chính phủ đã khiến nhiều quốc gia hiểu rỏ hơn tầm quan trọng của ngành “Khoa học máy tính”.

Internet thật ra chỉ là đứa con của ngành Khoa học máy tính. Khoa học máy tínhlà ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Khoa học máy tính gồm nhiều ngành hẹp; một số ngành tập trung vào các ứng dụng thực tiễn cụ thể chẳng hạn như đồ họa máy tính, trong khi một số ngành khác lại tập trung nghiên cứu đến tính chất cơ bản của các bài toán tính toán như lý thuyết độ phức tạp tính toán. Ngoài ra còn có những ngành khác nghiên cứu các vấn đề trong việc thực thi các phương pháp tính toán. Ví dụ, ngành lý thuyết ngôn ngữ lập trình nghiên cứu những phương thức mô tả cách tính toán khác nhau, trong khi ngành lập trình nghiên cứu cách sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các hệ thống phức tạp, và ngành tương tác người - máy tập trung vào những thách thức trong việc làm cho máy tính và công việc tính toán hữu ích và dễ sử dụng đối với mọi người dùng -Theo Wikipedia.
 
Khoa học máy tính đã mang đến nhiều điều tuyệt vời cho cuộc sống của chúng ta ngày nay.
Khoa học máy tính đã mang đến nhiều điều tuyệt vời cho cuộc sống của chúng ta ngày nay.

 

Cuộc sống hiện đại của chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào máy móc và ngôn ngữ lập trình. Như các dây truyền tự đồng hóa, các nhà máy điện, hệ thống ngân hàng, hệ thống tàu điện ngầm, hệ thống liên lạc điện thoại và internet v.v… Có thể nói, cuộc sống hiện đại hóa của chúng ta ngày nay được xem như là sự phát triểncủa thời đại Khoa học máy tính. Google, Nhật Bản và các tổ chức; quốc gia có sự phát triển vượt bậc về công nghệ đang nghiên cứu Công nghệ Robot, robot sẽ không chỉ xuất hiện trên các bộ phim nữa mà trong tương lai, nó sẽ là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên vấn đề an toàn trong việc khai thác và sử dụng công nghệ nàyvẫn đang được đưa ra tranh luận ở khắp nơi.

 

Khoa học máy tính đã mang đến nhiều điều tuyệt vời cho cuộc sống của chúng ta ngày nay.
Bức ảnh thể hiện sự bùng nổ công nghệ và sự ảnh hưởng của công nghệ vào cuộc sống của chúng ta ngày nay - Nguồn BBC.

 

Tại Việt Nam với sự xuất hiện của các công ty / tập đoàn quốc tế như IBM (Mỹ), Intel (Mỹ), NEC (Nhật), Renesas (Nhật), NTT Data (Nhật), ELCA (Thụy Sĩ), Tập đoàn Viettel, Tập đoàn FPT, Mobifone, KMS Technology Vietnam, TMA Solutions, CSC Vietnam, Global CyberSoft, Gameloft, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Công thương, v.v… làm tăng kỳ vọng tuyển dụng trong ngành. Tuy vậy, nguồn nhân lực từ các sinh viên tốt nghiệp ra trường còn yếu kém, các bạn chưa thể bắt kịp được với tốc độ phát triển/thay đổi của những Công nghệ mới trên thế giới. Các bạn vẫn còn có thói quen sử dụng cách học và tư duy truyền thống trong khi đây là ngành nghề đòi hỏi sự sáng tạo và tìm tòi cao, tư duy logic và khả năng tự học. Anh ngữ cũng là một trong những vấn đề làm hạn chế tầm hiểu biết của các bạn trong ngành vì tất cả các tài liệu chuyên ngành đều được sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới.

 

Trình độ sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT VN còn nhiều hạn chế.
Trình độ sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT VN còn nhiều hạn chế.

 

Theo một bài viết trên VnEconomy đã nhận xét “Nhân lực CNTT VN: bao giờ hết THIẾU và YẾU?”. Bài viết cho rằng “THIẾU và YẾU. Đó là nhận định được nhiều đại diện, chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin đưa ra tại Hội thảo về nhu cầu và kế hoạch tổng thể phát triển nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam.” Theo số liệu thống kê của Vinasa, hiện tổng nhân lực làm công nghệ thông tin của Việt Nam khoảng 250.000 người (trong đó có khoảng 50.000 người trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số). Tuy nhiên, số lượng trên vẫn còn quá ít, đặc biệt là nhân lực công nghệ cao.Thực tế hiện nay, chỉ có khoảng 10-15% sinh viên công nghệ thông tin ra trường đọc được tiếng Anh còn lại phải đạo tạo lại hoặc làm việc khác.

 

Bài viết trên còn cho biết: Doanh thu năm 2008 của ngành công nghệ thông tin, theo Bộ Thông tin và Truyền thông đạt hơn 4 tỷ USD, với  tốc độ tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2007, trong đó riêng lĩnh vực phần mềm đạt khoảng hơn 660 triệu USD, nội dung số khoảng 270 triệu USD, công nghiệp phần cứng hơn 700 triệu USD, điện tử viễn thông khoảng 3 tỷ USD.
 
Nhưng theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần phần mềm Việt quốc tế (Vietsofware International), con số trên vẫn chưa thể hiện được đầy đủ so với tiềm năng hiện nhân lực hiện có, đó là nguồn nhân lực công nghệ rất lớn, vì hơn 60% dân số dưới 30 tuổi, tỷ lệ biết chữ cao, là lực lượng lao động dồi dào, trẻ, năng động, có trí tuệ và giá lao động rẻ.
 
Một trong những điểm yếu lớn của lao động theo ông Tùng là khả năng làm việc theo nhóm, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ để giao tiếp trực tiếp với đối tác nước ngoài thì còn rất hạn chế.
 

Để giải quyết những khó khăn, hạn chế về nguồn nhân lực công nghệ thông tin hiện nay, nhất là kỹ năng chuyên nghiệp và khả năng ngoại ngữ để trở thành nguồn lao động quốc tế, theo PGS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển hỗ trợ cộng đồng (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đó là bài toán không thể có lời giải trong một sớm một chiều, mà phải cần thời gian khá dài nữa mới khắc phục được.

 

(Bài viết có sử dụng nhiều thông tin từ các cổng thông tin điện tử như Wikipedia, VnEconomy v.v)

 

[QC] Hội thảo du học Mỹ ngành khoa học máy tính

 
Một số lý do bạn nên Du học Mỹ ngành Khoa học máy tính:
 

Một số lý do bạn nên Du học Mỹ ngành Khoa học máy tính:

 

- Mỹ là quốc gia dẫn đầu của ngành Khoa học máy tính với vô vàng những phát mình và sáng chế trong ngành này được tạo ra từ nước Mỹ.

 

- Nước Mỹ là nơi tập trung của nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ như: Apple, Microsoft, Facebook, IBM, Dell, Yahoo…

 

- Nước Mỹ là nơi sinh ra những biểu tượng tự do sáng tạo đầy thành công như Bill Gates (Microsoft); Steve Jobs (Apple); Mark Zuckerberg (Facebook)…

 

Theo bảng khảo sát The U.S Bureau of Labor Statistics:

 

- Sẽ có gần 1.412.300 công việc trong ngành Công nghệ thuộc phân khúcTự động hóa, dầu, vật lý ( năng lượng), hàng hải tại Mỹ vào năm 2020.

 

- U.S Department of Labor ước tính mức lương trung bình cho 50% kỹ thuật có tay nghề có thể từ $ 12.10 tới $ 23.58/ giờ. Nguồn báo cáo tương tự, công nhân trong top ngành công nghiệp có mức lương trung bình $ 25.41 tới $ 30.17/ giờ và cao hơn nữa.

 

- 4/5 những sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm trong lĩnh vực họ học

 

Mức lương một số ngành phổ biến thuộc Khoa học máy tính tại Mỹ:

 

Theo báo cáo từ PayScale, mức lương của một nhân viên có bằng cử nhân Khoa học máy tính tại Mỹ như sau (USD/năm):

 

- Kĩ sư phần mềm: $53,569 - $107,834

- Nhân viên phát triển phần mềm: $44,802 - $92,442

- Kĩ sư phần mềm cấp cao: $74,698 - $130,156

- Nhân viên phát triển website: $39,434 - $79,064

- Lập trình/Kĩ sư/Phát triển phần mềm cấp cao: $72,764 - $121,820

- Phân tích chương trình: $43,221 - $86,764

- Quản lý công nghệ thông tin: $51,598 - $123,460

 

Hội thảo du học Mỹ ngành Khoa học máy tính:

 

Thời gian: 9:30 Sáng Thứ 7, Ngày 11/04/2015

 

Địa điểm: Lầu 2, 68B Nguyễn Văn Trỗi, P8, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

 

Thông tin đăng ký tham dự vui lòng liên hệ 0906.99.1213 (Ms.Ngân) – (08).6654.3555 (Ms.Nhung)

 

Hoặc đăng ký trực tuyến tại đây: http://goo.gl/oryuSK

 

Ưu đãi khi tham dự hội thảo cùng Eduviet:

 

- Gặp gỡ trực tiếp với đại diện tập đoàn giáo dục INTO để nắm rõ chương trình học của trường, yêu cầu đầu vào, cách thức nộp hồ sơ nhập học.

 

- “Cơ hội nhận học bổng lên đến 9.000 USD cho chương trình cử nhân và 12.500 USD cho chương trình Thạc Sỹ”.

 

- Được hỗ trợ tư vấn miễn phí về thủ tục xin Visa Mỹ và chứng minh tài chính, chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn Mỹ.

 

- Hỗ trợ đăng ký KTX, đưa đón sân bay.

 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

 

Một số lý do bạn nên Du học Mỹ ngành Khoa học máy tính: