Du học sinh tiêu tiền như thế nào?

(Dân trí) - Đi du học xa xứ giống như một sinh viên ở nông thôn Việt Nam ra thành phố học đại học vậy.

Nếu sống ở nhà và đi học cuối phố, cứ hết tiền ta lại xin phụ huynh. Nhưng ở cách nhà nửa vòng trái đất thì ngửa tay ra cách nào đây? Làm sao để luôn có tiền chi tiêu cho những việc cần thiết hay những hoạt động ưa thích mà mọi việc vẫn ổn?  Tất cả sinh viên đi du học đều phải đối diện với câu hỏi này nhưng cách cân đối túi tiền của từng người là rất khác nhau.

 

Khéo co thì ấm…

 

Bạn Hương, du học sinh ở SUNY(State University of New York, US) chia sẻ “Mình dù rằng được học bổng ở trường, nhưng tính mình thích đi du lịch và thăm thú để học hỏi nên cũng phải ‘khéo co thì mới ấm…”. Cách quản lý tiền của Hương rất đơn giản, tài khoản còn bao nhiêu tiền, cộng với số tiền kiếm được từ làm thêm, trừ hết đi các loại chi phí sinh hoạt ăn ở, còn lại là tiền dành cho du lịch. “Hồi mình sang Pennsylvania (US) đi thăm một người bạn, mình chỉ có lo chi phí đi lại thôi; đến nhà bạn thì ở nhờ, ăn cũng ăn chung, đâu mất nhiều tiền, hì hì…” Hương chia sẻ.
 

Tổng tiền chia thời gian



Tổng tiền chia thời gian

 

Nguyên, du học sinh ở Pune, Ấn Độ, có cách quản lý tiền chi tiết hơn. Vì phí ký túc xá trường yêu cầu nộp một lần/ năm, Nguyên xin tiền bố mẹ một năm/ lần và lấy tổng số tiền được cung cấp chia cho số ngày ra một số trung bình. Một ngày chi tiêu nhiều hơn mức trung bình là một ngày lo, một ngày chi ít hơn là một ngày vui. Với Nguyên, một vài buổi chi tiêu chặt chẽ thì số tiền dư ra có thể đủ đi xem một bộ phim cùng bạn bè ở rạp. Và nhiều tháng liền như vậy giúp cho cậu sinh viên Việt Nam đủ tiền sắm một chiếc xe máy nhỏ để đi lại giữa trường và nhà; thỉnh thoảng đi thăm những người bạn trong thành phố.

 

Cứ thoải mái



Cứ thoải mái

 

Nhưng Hoàng, một du học sinh ở New York lại không làm như các bạn cùng trang lứa của mình. Hoàng tâm sự rằng lúc nào bạn thích và rảnh là có thể rủ bạn bè đi ăn uống nhà hàng; đôi khi cao hứng thì đi bar hoặc lên sàn. Thoạt nhiên ai nghe như vậy đều nghĩ rằng gia đình Hoàng có điều kiện để chu cấp cho những cuộc chơi như vậy.

 

Nhưng thực ra, Hoàng có cách làm riêng để tự cung cấp: “Có gì mà lạ. Cuối tuần, tớ mở house-party (tiệc uống đêm ở nhà). Có rượu và nhạc, bọn sinh viên đến đông. Mỗi đứa vào cửa thu ít tiền. Sau một buổi tối là kiếm được khối rồi”.
 

Tôi thoát hiểm thế nào?



Tôi thoát hiểm thế nào?

 

Thiết nghĩ ai cũng có cách sống riêng của mình nhưng theo tôi, nếu muốn ăn và chơi thì đâu cần phải ra nước ngoài mới đi ăn và đi chơi được. Tuổi trẻ và sự thiếu suy nghĩ có thể làm cho một người vui thích khi kiếm được những đồng tiền nhỏ lẻ, dùng cho những mục đích nhỏ lẻ, ngắn hạn.

 

Trong trường hợp Hoàng, party thì vui, và bạn kiếm được tiền để chi trả cho event bạn tự tổ chức, dư tiền ra để ăn chơi thêm,  nhưng thử hỏi những người hàng xóm ở gần phàn nàn và báo cảnh sát về tiếng ồn thì sao đây? Những thanh niên say rượu đập phá gây thiệt hại thì ai sẽ là người chịu? Và sau một đêm muộn tiệc tùng, ngày hôm sau dọn dẹp mệt mỏi, ai còn sức sẽ là người lo học bài? “Ôi xào, rủi ro kinh doanh mà. Loại hình kinh doanh nào chả phải chịu rủi ro….” là câu trả lời của Hoàng, và có lẽ không chỉ của Hoàng…

 

Tôi tự coi là mình đã “thoát hiểm”, khi mà du học hơn 6 năm tại



Tôi tự coi là mình đã “thoát hiểm”, khi mà du học hơn 6 năm tại Mỹ ở độ tuổi dễ sa đà vào ăn chơi hơn là học, tự quản lý “nguồn vốn” có hạn cha mẹ là công chức nhà nước cung cấp mà không bị đói ngày nào, không phải nhờ vả bạn bè một bữa nào, tham gia được nhiều hoạt động yêu thích, học thành công và lấy được tấm bằng tử tế, về làm việc cho E&Y lấy kinh nghiệm và bây giờ đang chọn làm việc mình cảm thấy muốn được thử thách. Có vài bí quyết nhỏ share với các bạn:

-          Ăn, chơi có kế hoạch và trong phạm vi tiền cho phép- điều này cần có chí mới làm được, nhưng không bắt đầu thì không biết mình là người có chí;

-          Trau dồi các kỹ năng cần thiết để có thể có cơ hội được tuyển vào làm part time tại đâu đó, 10-15h/ tuần- việc này không phải ai cũng thành công, nhưng cần thử;

-          Săn hàng giá rẻ, mua sắm online, du lịch rẻ, giao thông rẻ, movie miễn phí hoặc dành cho sinh viên, dùng đồ secondhand…các trang web giá rẻ rất hữu ích- việc này không khó, chỉ cần chịu khó và giảm bớt sỹ diện. Nói vậy là vì đa số sinh viên du học tự coi mình, gia đình là khá giả, nhưng đến nước bạn mới thấy mình chỉ rất bình thường, mình giàu tiền đồng…;

-          Sử dụng dịch vụ miễn phí của trường và cộng đồng, thực ra nghe có vẻ vất vả, nhưng chỉ cần chịu khó tìm hiểu và lên lịch/ đăng kí tham gia, thì vừa đỡ mất thời gian, vừa đỡ tốn tiền;

-          Học miễn phí từ việc tham gia các hoạt động từ thiện, hoạt động cộng đồng, hoạt động tại trường. Tham gia các hoạt động trên, bạn không chỉ có kiến thức, mà còn có thêm quan hệ, cơ hội; và thời gian của bạn trở nên hữu ích hơn, nhu cầu ăn chơi của bạn cũng sẽ giảm hơn và tất nhiên, tiền của bạn được tiêu vào những việc mang tính thực tế hơn.
 
PV