Học dự bị tại Anh quốc – Sai một li, đi một dặm

Chọn sai chương trình dự bị và thời điểm, du học sinh vừa không vào được trường đại học mong muốn, vừa hao phí thời gian, tiền bạc và cơ hội. Do đó, bạn không được quên các thông tin dưới đây để đảm bảo chắc chắn cho tương lai của mình.

Các chương trình dự bị có phải là bắt buộc?

 

 

Tại Việt Nam, hầu hết các chương trình chuyển tiếp/liên thông lên

 

Tại Việt Nam, hầu hết các chương trình chuyển tiếp/liên thông lên đại học tại Anh Quốc đều được gọi là chương trình dự bị. Trên thực tế, dự bị chỉ là một trong số rất nhiều các chương trình chuyển tiếp/liên thông như: A-level, IB (tú tài quốc tế), Foundation (Dự bị), Fast-Track A-level…

 

Theo hệ thống giáo dục Anh Quốc, học sinh bắt đầu chương trình học từ 5 tuổi, sớm hơn 1 năm so với học sinh Việt Nam. Khi học sinh kết thúc lớp 10, được xem đã hoàn thành chương trình phổ thông, gọi tắt là GCSE. Sau đó, học sinh cần tham gia một trong các chương trình A-level, IB, Foundation…để được vào đại học. Do 2 năm học lớp 11, 12 tại Việt Nam gần như không tương thích với hệ thống giáo dục Anh Quốc nên học sinh thường lựa chọn đi du học từ lúc kết thúc lớp 10.

 

Nếu như tại Việt Nam, học sinh chỉ cần 12 năm để hoàn thành chương trình phổ thông, thì tại Anh Quốc, học sinh cần học tốt thiểu 13 năm. Vì sự khác nhau giữa hệ thống giáo dục hai nước, đối với các học sinh đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, hầu hết các trường tại Anh đều yêu cầu phải học chương trình dự bị trước khi vào khóa chính. Chỉ một số ít các trường chấp nhận cho học sinh vào thẳng.

 

Học dự bị - Sai một li, đi một dặm

 

Hoàn thành chương trình phổ thông - IGCSE tại trường quốc tế, Minh Hiền lựa chọn du học khóa A-level tại Anh với 4 môn học chuyên về kinh doanh do gia đình có công ty riêng. Hết năm thứ nhất, điểm AS của Minh Hiền rất thấp do không theo được. Lí do chính là trong chương trình IGCSE, em được đào tạo đồng đều, mà A-level đòi hỏi sự chuyên sâu của từng môn học khiến em bị “ngợp”, không thể “cày ngày đêm” để có được điểm tốt.

 

Hà Thu – học sinh chuyên toán rất xuất sắc lại lựa chọn chương trình Tú tài quốc tế (IB) làm bàn đạp cho ước mơ vào Oxford của mình. Chương trình bắt buộc học 6 môn của 6 nhóm ngành khác nhau. Nếu A-level yêu cầu đi sâu, thì IB lại yêu cầu sự toàn diện. Với nền tảng của mình, Hà Thu học rất tốt các môn về tự nhiên, nhưng không học nổi các môn về xã hội và nghệ thuật. Sau 2 năm học, điểm thi IB của em chỉ đạt 30.5 và phải lựa chọn trường đại học khác có yêu cầu đầu vào thấp hơn.

 

Trên đây là hai trường hợp “ngã ngựa” do không chọn đúng chương trình phù hợp với sở trường của mình. Còn vô số các trường hợp khác thất bại do không định hướng được ngành muốn học, công việc muốn làm sau này. Đây là khó khăn lớn của học sinh Việt Nam khi gặp phải yêu cầu xác định rõ ràng tương lai chính mình của hệ thống giáo dục Anh Quốc.

 

 

Chọn chương trình nào cho phù hợp?
 

 

Chọn chương trình nào cho phù hợp?

 

Các chương trình dự bị tại Anh được xây dựng với mục tiêu củng cố nền tảng cho học sinh về kiến thức, kỹ năng và ngôn ngữ (đối với sinh viên quốc tế) trước khi bước vào chương trình đại học. Chính vì vậy, học sinh cần biết rõ mục tiêu về ngành học, trường học, nghề nghiệp tương lai mới có thể lựa chọn đúng chương trình dự bị.

1.      A-level (Chi tiết về chương trình, môn học, cách tính điểm…, các bạn xem tại đây)

Đây là chương trình học đòi hỏi chuyên sâu cao, được tất cả các trường đại học Anh Quốc chấp nhận. Đặc biệt, với các trường danh tiếng trong Top 5, học sinh bắt buộc có điểm A-level hoặc IB mới được xét tuyển. Do đó, chương trình này thường phù hợp cho các bạn học khối chuyên tại Việt Nam và có định hướng tương lai tốt.

Chương trình A-level thường kéo dài 2 năm, học từ 3 đến 4 môn, dành cho học sinh đã hoàn thành lớp 10 tại Việt Nam. Tùy vào chuyên ngành sẽ đăng ký học tại trường đại học, học sinh cần chọn các môn học phù hợp. Việc này tương tự như xác định khối thi đại học tại Việt Nam. Nếu chọn môn học không đúng, học sinh không đủ điều kiện để xin học tại các trường. Chi tiết về lựa chọn môn nào tương ứng với từng ngành nghề, các bạn tham khảo tại đây

 

Tư vấn du học Anh 2013

Tư vấn du học Anh 2013

  

2.      Tú tài quốc tế IB (Chi tiết về chương trình, môn học, cách tính điểm…, các bạn xem tại đây)

 

Đối với những học sinh chưa xác định được ngành nghề, hoặc muốn mở rộng cơ hội của mình, không bị gò bó vào một sự lựa chọn, thì chương trình IB là phù hợp nhất. Đây là chương trình được tất cả các trường đại học chấp nhận và là chìa khóa để vào các trường danh tiếng.

Học sinh đã tốt nghiệp GCSE/IGCSE và học đều thường thích chọn IB. Trong chương trình học sinh cần hoàn thành 6 môn học thuộc các nhóm ngành về ngôn ngữ, xã hội, tự nhiên, nghệ thuật… và thi lấy điểm số. Học sinh tốt nghiệp IB có thể xin học tất cả các chuyên ngành và rất có lợi thế về điểm khi đăng ký trên hệ thống tuyển sinh của Anh Quốc – UCAS

Mỗi môn học của IB có điểm từ 0 đến 7. Với 6 môn học và 3 điểm dành cho các hoạt động ngoại khóa, học sinh có thể đạt tối đa 45 điểm IB. Tại mức điểm 413 của UCAS, nếu như học sinh rất khó để đạt điểm A*A*A* của chương trình A-level (3 môn học đều đạt A*) thì lại rất dễ dàng đạt 31 điểm IB. Với nhiều đặc điểm ưu việt của chương trình, lượng học sinh theo học IB ngày càng đông và tỷ lệ học sinh vào được các trường danh tiếng luôn cao hơn hẳn A-level.

 

 

Dự bị đại học – Foundation (Chi tiết về chương trình, môn học, cách tính điểm…, các bạn xem

 

Dự bị đại học – Foundation (Chi tiết về chương trình, môn học, cách tính điểm…, các bạn xem tại đây)

 

Nếu như A-level và IB yêu cầu học sinh phải học 2 năm thì Foudation chỉ yêu cầu học 1 năm. Chương trình này là tấm vé chắc chắn để học sinh vào đại học. Tuy nhiên, với 5 trường hàng đầu, Foudation không được chấp nhận. Hiện có 2 loại chương trình Foundation là:

-          Foundation của một trường cụ thể: Học sinh học xong 1 năm, chắc chắn được nhận vào đại học của trường đó.  Thường học sinh sẽ học tại cơ sở của trường đại học.

-          Foundation của một nhóm trường: Chương trình này thường do các tổ chức giáo dục tổ chức và học tại cơ sở của các tổ chức đó. Học sinh kết thúc 1 năm, sẽ được lựa chọn một trường trong danh sách đối tác của tổ chức đó – mở ra nhiều cơ hội hơn cho học sinh.

 

3.      Fast-Track A-level (Chi tiết về chương trình, môn học, cách tính điểm…, các bạn xem tại đây)

Đây là chương trình A-level được xây dựng rút gọn và chỉ học trong vòng 1 năm, thường dành cho 2 đối tượng là:

-          Học sinh đã hoàn thành chương trình lớp 11, muốn vào các trường danh tiếng mà không mất thêm 1 năm để học chương trình A-level thông thường.

-          Học sinh đã học A-level có điểm năm nhất (AS) không tốt hoặc muốn lựa chọn lại môn học của A-level.

Ngoài 4 chương trình cơ bản đã được nêu phía trên, trong hệ thống giáo dục Anh còn một số chương trình chuyển tiếp như: BTEC/HND, International Year One….Để lựa chọn được chương trình phù hợp, ngoài yếu tố về hướng nghiệp, còn phụ thuộc về trình độ tiếng Anh, điểm GPA, tình hình tài chính…của học sinh.

Do đó, chương trình hỗ trợ du học Anh khuyến khích quý phụ huynh và các bạn học sinh trao đổi cụ thể về hồ sơ qua 3 cách sau để được tư vấn chi tiết. 
 
 

Cách 1: Điền form đăng ký tư vấn trực tuyến tại link: http://eduvietglobal.vn/dang-ki-tu-van-cac-chuong-trinh-du-bi-tai-anh-quoc.html

Cách 2: Tham gia hội thảo du học Anh Quốc từ 9h00 – 11h00 thứ 7, ngày 21 tháng 9 năm 2013

Tại Hà Nội: Số 129 Phan Văn Trường, Cầu Giấy

Tại TP Hồ Chí Minh: Số 19, Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3

Cách 3: Tư vấn trực tiếp qua điện thoại: Ms.Phương – 096.72.74.888

 

 

Dự bị đại học – Foundation (Chi tiết về chương trình, môn học, cách tính điểm…, các bạn xem