Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2)

(Dân trí) - Hãy cùng tham khảo bài viết để khám phá những bất ngờ thú vị về trải nghiệm của học sinh khắp nơi trên thế giới.

Trong thời đại ngày nay, tầm quan trọng của ngành giáo dục đối với mỗi quốc gia càng được nhận thức rõ ràng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, trải nghiệm đến trường của học sinh các quốc gia trên thế giới không phải lúc nào cũng giống nhau. Có những trải nghiệm tưởng chừng như vô cùng kỳ lạ với chúng ta lại là những điều hết sức bình thường tại một quốc gia khác.

 

Học sinh Hàn Quốc có thể ở trường tới 16 giờ/ngày

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 1

Tại Hàn Quốc, một ngày học tập tại trường thường kéo dài từ 8h sáng tới 16h (4 giờ chiều). Đây là khoảng thời gian khá dài so với nhiều quốc gia khác. Đặc biệt hơn, nhiều học sinh xứ sở kim chi còn tham gia các lớp học vào buổi tối (từ 6h chiều tới 9h tối) để luyện tập tăng cường.

 

Một số ngôi trường tại Nhật Bản áp dụng đồng phục unisex

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 2
Một xu hướng gần đây với phong cách đồng phục tại các trường học ở Nhật Bản là unisex (trung tính, thích hợp với cả nam sinh và nữ sinh). Trong tương lai, chính phủ Nhật Bản định hướng mở rộng loại đồng phục này trên nhiều ngôi trường hơn.

 

Những ngôi trường lênh đênh trên sông nước ở Bangladesh

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 3
Khoảng 70% diện tích đất đai của Bangladesh chỉ cao trên mực nước biển chưa tới 1m. Do đó, rất nhiều học sinh phải học tập trên những lớp học trên thuyền khi trường học của các em bị ngập lụt. Những ngôi trường “nổi” này thường sử dụng năng lượng từ những tấm pin mặt trời.

 

Học sinh tại Hà Lan bắt đầu đi học vào ngày sinh nhật 4 tuổi

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 4
Tại Hà Lan, học sinh bắt đầu đi học vào ngày sinh nhật 4 tuổi. Ý nghĩa của quy định này nhằm đảm bảo các em có cùng mức độ phát triển về trí tuệ với các bạn cùng lớp khi bắt đầu đi học.

 

Học sinh tại một số quốc gia châu Đại dương có thể… đi chân đất khi ở trường

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 5
Tại một số quốc gia như Australia hoặc New Zealand, học sinh được cho phép không mang giày khi đang ở trường. Theo quy định, các em phải mang giày khi tới và rời trường, nhưng không cần thiết phải đi chúng trong thời gian trên lớp. Tất nhiên, quy định này có thể thay đổi linh động tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.

 

Ngôi trường tại Scotland nơi đồng phục cho nam sinh bao gồm váy truyền thống

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 6
Trên toàn thế giới, hình ảnh các nữ sinh mặc váy đồng phục đã trở nên vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, tại ngôi trường James Gillespie, những chiếc váy truyền thống của người Scotland (kilt) đã trở thành đồng phục cho các nam sinh. Điều thú vị là các học sinh nam cũng cảm thấy vô cùng thích thú với ý tưởng này.

 

Tại Tokyo, học sinh có thể được yêu cầu mang trang phục bảo vệ đầu khi đi bộ tới trường

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 7
Tại rất nhiều nơi trên thế giới, học sinh đi bộ tới trường là việc thường thấy. Tại Tokyo (Nhật Bản), sau khi chịu ảnh hưởng bởi sóng thần và động đất, chính quyền nơi đây đã yêu cầu học sinh mang trang phục bảo vệ đầu khi đi tới trường và về nhà.

 

1001 cách tới trường của học sinh Ấn Độ

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 8
Phương tiện tới trường của học sinh trên thế giới cũng rất… muôn hình vạn trạng. Học sinh tại Ấn Độ tới trường bằng đủ các phương tiện như xe ngựa, xe bò, rickshaw, xe đạp, phương tiện công cộng, xe bus trường học cũng như rất nhiều cách thức khác.

 

Ngôi trường có hình dạng chú mèo khổng lồ tại Đức

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 9
Tại Đức, có một ngôi trường có hình dạng một chú mèo trắng khổng lồ. Tại trường mẫu giáo Wolfartsweier này, các em nhỏ sẽ đi qua cổng vào là… miệng chú mèo, học tập và vui chơi tại… bụng chú và cuối cùng, ra về qua đằng… chiếc đuôi.

 

Tại Nga, ngày khai giảng là một ngày hội lớn

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 10
Ngày khai giảng hàng năm được gọi là Ngày Tri thức tại Nga và là một sự kiện trọng đại. Ngày khai giảng thường được tổ chức vào ngày 1/9 cho dù có trùng với dịp cuối tuần hoặc một ngày lễ nào khác. Các sảnh đường nơi tổ chức buổi lễ sẽ tràn ngập âm nhạc, thơ ca và những bài phát biểu đầy cảm hứng. Các bé gái sẽ mang theo những dải ruy băng. Học sinh sẽ tặng hoa cho các thầy cô giáo. Những vận động viên đoạt giải trong các kỳ thi Olympic thế giới của Nga cũng thường tới tham dự lễ khai giảng tại các nhà trường.

 

Học sinh mầm non ở một số quốc gia được học tập hoàn toàn ở ngoài trời

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 11
Những trường mẫu giáo nằm trong những cánh rừng cho phép các em nhỏ được học tập trong môi trường gần gũi với thiên nhiên. Những trường học như thế này có ở nhiều nơi trên thế giới như Anh, Mỹ, Cộng hòa Czech.

 

Học sinh tại Bắc Cực phải đi trực thăng tới trường

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 12
Trực thăng sẽ đón các em học sinh tại Bắc Cực tới trường. Các em sẽ ở lại trường trong khoảng 9 tháng trước khi lại được trực thăng chở về nhà.

 

Ngôi trường không có điểm số, thi cử, bài về nhà tại Mỹ

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 13
Rất nhiều học sinh ở nhiều nơi trên thế giới đã quen với áp lực thi cử, kiểm tra, điểm số và bài về nhà. Tuy nhiên, Brooklyn Free School tại Mỹ có lẽ là ngôi trường mơ ước với mọi học sinh khi không có tất cả những điều trên. Các lớp học cũng được thiết kế theo phương châm tự chọn, không bắt buộc. Học sinh còn được tham gia vào ban lãnh đao của nhà trường. Tiếng nói của các em được tôn trọng ngang bằng với của các thầy cô. Bạn đừng lầm tưởng đây chỉ là một trường mẫu giáo hay học cho… vui, vì cũng có những học sinh trong độ tuổi 18 tham gia học tập tại trường.

 

Ngôi trường không có lớp học tại Đan Mạch

Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giáo dục tại một số quốc gia (P2) - 14

Ørestad Gymnasium là ngôi trường không có lớp học tại Đan Mạch. Thay vào đó, học sinh có thể học tập tại các khu vực dành cho cá nhân, nhóm và các khu vực hội thảo. Nhà trường cũng có những lớp học thực tế ảo nơi học sinh được giảng dạy hoàn toàn bởi máy tính và ipad.

 

Minh Hương

(Theo Bright Side)