Tiến sĩ Pháp chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến hiệu quả mùa Covid-19

(Dân trí) - TS. Mokhtar Ben Henda, Giảng viên Khoa Thông tin & Truyền thông tại ĐH Bordeaux Montaigne (Pháp) chia sẻ kinh nghiệm đo lường khối lượng, đánh giá và đảm bảo chất lượng trong dạy học trực tuyến.

Những nội dung trên được trình bày tại Hội thảo trực tuyến về “Tiến trình chất lượng và mô hình kinh tế của một chương trình đào tạo trực tuyến” do Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) tổ chức mới đây với sự tham gia của đại diện Bộ GD&ĐT cùng 377 hiệu trưởng, giảng viên và nhà nghiên cứu thuộc 47 trường đại học tại Việt Nam, từ 153 điểm kết nối.

Hội thảo nằm trong chuỗi các hoạt động, hội thảo mà AUF triển khai nhằm nhằm hỗ trợ các trường Đại học tại Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của các biện pháp dạy học trực tuyến đã được triển khai cấp bách trong thời gian đại dịch Covid-19, đồng thời gắn với tầm nhìn lâu dài về việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) trong đào tạo nói chung.

Tiến sĩ Pháp chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến hiệu quả mùa Covid-19 - 1
Ba câu hỏi lớn về dạy học từ xa được đặt ra tại hội thảo.

Những vùng tối liên quan đến dạy học từ

TS. Mokhtar Ben Henda hiện là Giảng viên Khoa Thông tin & Truyền thông tại ĐH Bordeaux Montaigne (Pháp), Tiến sỹ nghiên cứu về Công nghệ Thông tin, thành viên Hội đồng khoa học của IDNEUF (Sáng kiến phát triển công nghệ số trong không gian Đại học Pháp ngữ).

Tại buổi hội thảo, TS. Mokhtar Ben Henda đã chia sẻ kinh nghiệm với các trường Đại học tại Việt Nam, nhằm giúp các trường tìm ra giải pháp cho một số thách thức trong quá trình triển khai đào tạo trực tuyến như việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đảm bảo chất lượng giảng dạy trực tuyến, đo lường khối lượng công việc của giáo viên nhận công tác giảng dạy từ xa…

Tiến sĩ Pháp chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến hiệu quả mùa Covid-19 - 2
TS. Mokhtar Ben Henda hiện là Giảng viên Khoa Thông tin & Truyền thông tại ĐH Bordeaux Montaigne (Pháp).

Theo ông Mokhtar, những thách thức này đến từ một số lỗ hổng và bất cập còn tồn tại khi các trường đại học chuyển đổi từ hình thức dạy học tập trung sang dạy học trực tuyến, cụ thể là những câu hỏi còn bỏ ngỏ xung quanh những kỹ năng và nhiệm vụ mới của giảng viên giảng dạy trực tuyến, cách tính công cùng các công cụ quản lý công việc từ xa chưa được tính vào khối lượng công việc của giáo viên khi họ giảng dạy từ xa,…

“Khi chuyển đổi từ dạy học tập trung sang dạy học từ xa, có không ít điểm khiếm khuyết bộc lộ rõ: minh chứng hoạt động dạy học từ xa, đảm bảo chính xác danh tính người học và người dạy từ xa (trong khi chờ đợi những hứa hẹn về tính pháp lí của chữ kí số), thiếu vắng sự tiếp xúc trực diện, dẫn đến không ăn khớp với định mức tính toán thù lao giảng dạy thường áp dụng trong dạy học tập trung, đánh giá thời gian học tập ứng với thời lượng thực tế cần thiết (ở đây nảy sinh vấn đề tính công làm việc theo giờ), thiếu sự công nhận chi phí lao động của các chức phận mới của trợ giảng, giáo viên, người biên soạn nội dung dạy học từ xa,... thiếu sự công nhận các phương thức đặc biệt trong theo dõi hỗ trợ học tập từ xa (thư điện tử, diễn đàn, lớp học ảo, chat,...), phương thức xác thực kiến thức và kĩ năng mà người học lĩnh hội được”, tiến sĩ Mokhtar Ben Henda nêu.

Theo ông, để giải quyết được ba thách thức này, mỗi trường cần phải kiểm tra tiến trình chất lượng và mô hình kinh tế của việc giảng dạy trực tuyến. Hai quy trình này cũng chính là những chủ đề quan trọng được đề cập tới và xử lý trong khuôn khổ dự án PURSEA - một dự án lớn của cộng đồng châu Âu nhằm tăng cường các kỹ năng quản trị cho các cơ sở giáo dục đại học tại Đông Nam Á.

Ông Mokhtar Ben Henda cũng nhấn mạnh, sự chuyển đổi từ mô hình giáo dục truyền thống sang một mô hình hỗn hợp đòi hỏi một khuôn khổ pháp lí phức tạp và những điều kiện thiết chế đầy đủ về luật pháp, kinh tế, công nghệ và giáo dục (mô hình quản trị nhà trường)

Khuôn khổ này cần có một sự cam kết dạng từ trên xuống dưới (Nhà nước - cơ sở giáo dục - người thực thi). Nhà nước sẽ có luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn quốc gia... Cơ sở giáo dục có chiến lược quản trị (kế hoạch chiến lược, chương trình hành động, đảm bảo chất lượng/tiến trình chất lượng, quy chế nội bộ...) và người thực thi cần có cẩm nang thực hành, khung tham chiếu năng lực, tài liệu hướng dẫn...

Tiến sĩ Pháp chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến hiệu quả mùa Covid-19 - 3

Các đại biểu phát biểu.

Đảm bảo chất lượng giáo dục từ xa từ hai góc độ

Có 2 hình thức dạy học từ xa phổ biến. Hình thức MDI là hình thức truyền thụ kiến thức (giảng dạy trực tuyến). Hình thức này cần trang thiết bị: máy móc, phương tiện; tài nguyên: sách-giáo trình, máy tính; sinh viên đọc hiểu: tự nguyện; Đánh giá theo tiến trình (tự đánh giá/phản hồi, chẩn đoán, bổ khuyết).

Hình thức thứ 2 là ME – Dạy học (hoạt động/hỗ trợ), hình thức thúc đẩy sinh viên tự học; giáo viên tổ chức môn học chặt chẽ, có trình tự (kịch bản), thực hành và kiểm tra. Đánh giá bằng tổng kết (tiêu chuẩn hoá/xác thực) và kết hợp đánh giá tiến trình.

Trả lời câu hỏi, làm sao để đánh giá hoạt động học tập từ xa? Theo TS. Mokhtar Ben Henda, cách đánh giá tổng kết tốt nhất thông qua Hệ thống quản lý học tập LMS (ví dụ: Moodle).

Theo đó, cần lượng giá kiến thức qua hoạt động tự đánh giá (Quiz, Devoirs); hoạt động hợp tác/biệt hoá: thư mục (theo dõi được) và lượng giá chuyên cần: phân tích dấu vết truy cập và tham gia hoạt động trên hệ thống; phân tích tần suất truy cập là khối lượng nội dung học tập có ý nghĩa trong các diễn đàn thảo luận.

Với câu hỏi, “làm sao để đảm bảo chất lượng trong dạy học từ xa?”, chuyên gia này nhấn mạnh, cần đảm bảo chất lượng từ cả hai góc độ: giáo viên và người học.

Cụ thể, ở góc độ giáo viên/ người hướng dẫn học tập từ xa cần có: một bản quy ước cấu trúc thành phần nội dung có chất lượng: nêu rõ mục tiêu học tập; nêu rõ các tiêu chí đo lường kết quả (cả lượng và chất); nêu rõ các hoạt động liên quan (Quiz, tổng hợp, biên soạn nội dung...); một bản quy ước các loại hoạt động dạy học cần tổ chức; nêu rõ mục tiêu học tập; nêu rõ mức độ đầu tư cần có (thời lượng, thời hạn, hoạt động đồng bộ, hoạt động không đồng bộ, hoạt động hợp tác, hoạt động cá nhân); một bản quy ước các hoạt động đánh giá, báo cáo mức độ tham dự; báo cáo mức độ hài long và kết quả đánh giá tổng kết.

Ở góc độ người học, cần áp dụng quy trình đánh giá nhiều cấp độ: tương tác với bạn học; mức độ đạt được mục tiêu học tập, tương tác với bạn học: “cảm nhận” và “cảm giác”, phiếu khảo sát độ hài lòng (giấy hoặc trực tuyến); dùng chế độ ẩn danh để đảm bảo tính khách quan cao nhất; kết quả thường rất chủ quan và mâu thuẫn; mức độ đạt được mục tiêu học tập: Thái độ (chuyển giao) kiến thức lĩnh hội được: Kiểm tra chuẩn hoá (câu hỏi mở) để đánh giá mức độ thuần thục quy trình và tư duy phản biện; Hoạt động phân tích tổng hợp (hợp tác hoặc cá nhân).

Làm sao đo lường khối lượng công việc giảng dạy từ xa?

Hai hoạt động giảng dạy đo lường được gồm: xây dựng nội dung và hướng dẫn học tập;

Không có tiêu chuẩn đo lường duy nhất do khác biệt giữa các yếu tố: khuôn khổ luật pháp quốc gia; khu vực công/tư; đào tạo/ giảng dạy; trình độ sơ cấp / cao cấp; hợp đồng/cơ hữu; công nghệ cơ bản/ công nghệ nâng cao; có văn bản quy định chung những phạm vi quản lí nội bộ: nội quy; quy ước, thoả thuận; quy tắc ứng xử; đo lường.

Tiến sĩ Pháp chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến hiệu quả mùa Covid-19 - 4

Để đo lường khối lượng công việc giảng dạy từ xa cũng cần chú ý yếu tố xây dựng nội dung. Hai thành tố cấu thành nội dung giảng dạy từ xa gồm: Đào tạo hỗn hợp (phần hoạt động từ xa): quy đổi hoạt động từ xa theo hoạt động tập trung; tính toán chi phí xây dựng nội dung vào nhiệm vụ công việc của giáo viên (nếu là nội dung mới, lưu ý vấn đề nhượng quyền) và Đào tạo hoàn toàn từ xa: giáo viên nội bộ: quy định thành nhiệm vụ công việc; giáo viên thỉnh giảng: lập hợp đồng quy định rõ chi tiết các chi phí “định dạng/thời lượng/dung lượng”; yêu cầu nội dung học liệu cần kèm theo hoạt động học tập (kịch bản) để đánh giá tiến trình và đánh giá tổng kết; yêu cầu thời gian thử nghiệm và cập nhật.

Chuyên gia từ đại học Pháp đánh giá, các doanh nghiệp thường có hệ thống tiêu chí đảm bảo quy trình, chất lượng của họ nhưng đối với các trường đại học, đa phần chúng ta thấy họ đều thiếu tất cả công cụ đo lường đánh giá một cách cụ thể rõ ràng để xác định chất lượng giáo dục, đó là một trở ngại rất lớn.

“Với bất kỳ trường đại học nào khi tính đến câu chuyện triển khai ứng dụng CNTT đẩy mạnh phương thức đào tạo hỗn hợp hay từ xa, chúng ta phải hết sức lưu ý ngay từ đầu, làm sao xác định được bộ khung tham chiếu như thế nào là chất lượng giáo dục (nêu rõ mục đích, mục tiêu, các giá trị/ thành tố chiến lược của phương thức dạy học từ xa).

Trong đó, phải có những tiêu chí rất rõ về: phương pháp sư phạm, hiệu năng các phương tiện công nghệ, các nguồn học liệu, sự hài lòng của người học cũng như các bên liên quan và tổng chi phí bình quân đầu người cho việc vận hành của hệ thống đó”, TS. Mokhtar Ben Henda nhấn mạnh.

Lệ Thu (ghi)