Một ngày đến trường của học sinh vùng cao

(Dân trí) - Phải đi bộ mất cả nửa ngày đường mới đến được trường để học con chữ, các học sinh ở các làng Kà Bông, Kà Bưng, Kà Nâu… thuộc xã vùng cao Canh Liên (huyện Vân Canh, Bình Định) vẫn miệt mài bám trường lớp, thầy cô.

Xã Canh Liên là xã vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Vân Canh, nơi mà người dân ở đây vẫn thường gọi là “dốc trời” bởi từ trung tâm huyện lên xã phải vượt qua một con dốc cao tưởng chừng như đến lưng trời.
 
Trường PTDT bán trú và Trường tiểu học Canh Liên là một trong những trường khó khăn nhất huyện Vân Canh. Cả hai trường này khoảng trên 500 học sinh (HS), chủ yếu là người dân tộc Bana ở các làng Klót, Hà Giao, Kà Bông, Kà Bưng, Kà Nâu… HS ở các làng khi học hết lớp 4 lên lớp 5 buộc phải đi bộ hơn cả chục km đường rừng để tiếp tục nuôi ước mơ đến trường. Nhà các em cách trường quá xa, đường đến trường lại là những con dốc cao, đất đá hiểm trở, mùa nắng còn đỡ chứ mùa mưa thì phải nghỉ học. Vì vậy, các em phải ở lại nhà lưu trú để đảm bảo thời gian học cuối tuần mới về nhà.

Có những lớp học chỉ 4 - 10 học sinh nhưng vẫn phải có 1 giáo viên đứng lớp.
Có những lớp học chỉ 4 - 10 học sinh nhưng vẫn phải có 1 giáo viên đứng lớp.

Học sinh ở đây có nhiều lứa tuổi trong 1 lớp.
Học sinh ở đây có nhiều lứa tuổi trong 1 lớp.

Em Đinh Văn Giang, HS lớp 5 A1 hồn nhiên nói: “Nhà cháu tận bên làng Chồm, cháu chẳng biết xa bao nhiêu nhưng nếu buổi sáng đi sớm thì tới ông trời lên cao mới đến trường, còn nếu cuối tuần học xong cháu về nhà thì tối mịt mới về tới nhà. Ở đây các cháu đi bộ quen rồi, với lại có xe đạp thì cũng không đi được, còn xe máy thì nhà cháu không có mà nếu có xe máy chỉ đi được những ngày nắng thôi, còn ngày mưa đường dốc lầy lội không thể đi được. Ở đây, cháu và các bạn đều phải ở lại nhà lưu trú của trường đến cuối tuần mới về nhà”.

Để thấu hiểu hơn về những nhọc nhằn, vất vả của học sinh cũng như thầy cô giáo dạy chữ ở đây, chúng tôi theo chân thầy Lê Minh Nhung - hiệu trưởng Trường tiểu học Canh Liên về thăm các làng. Phải mất gần một ngày trời đi xe máy vượt đèo, băng suối mệt nhoài mà cũng chỉ đến được 3 điểm trường là Kà Bưng, Kà Nâu và làng Chồm. Qua đó, chúng tôi càng thêm hiểu về quãng đường dài gian nan mà hàng tuần các em phải lặn lội đi bộ vượt núi băng rừng để đến trường. Có lẽ, khát khao con chữ mà mọi khó khăn về địa hình không làm nãn lòng những em học trò ở nơi vùng núi cao này.

Đường đến trường của thầy trò ở xã Canh Liên những ngày nắng.
Đường đến trường của thầy trò ở xã Canh Liên những ngày nắng.

Thầy Nhung chia sẻ: “Do địa hình đồi núi, đường rất khó đi nhất là mỗi khi trời mưa, đất đá sạt lở, mặt đường lầy lội vì vậy việc đến trường của học sinh cũng như thầy cô giáo đi dạy ở đây rất khổ. Khổ nhất vẫn là các học sinh khi lên lớp 5 và các học sinh cấp 2 muốn học tiếp buộc phải đi bộ cả hơn 10 km mới đến được trường. Vì vậy, toàn bộ các em ở các làng này đều phải ở lại nhà lưu trú của trường cuối tuần mới về. Tuy nhiên, học sinh ở đây phần lớn là con nhà nghèo, Nhà nước hỗ trợ hàng tháng chỉ được 140.000/tháng/em nên các gia đình các em vẫn phải đóng thêm tiền mua gạo bù thêm cho bữa ăn của các em”.

Một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại tại các lớp học ở xã vùng cao Canh Liên:

Tung tăng đến trường.
Tung tăng đến trường.

Dù đường đến trường vất vả nhưng các em hồn nhiên tươi cười.

Dù đường đến trường vất vả nhưng các em hồn nhiên tươi cười.
Dù đường đến trường vất vả nhưng các em hồn nhiên tươi cười.

Bữa cơm bán trú của học trò vùng cao.
Bữa cơm bán trú của học trò vùng cao.

Do
Do nhà xa trường nên các em ở lại nhà lưu trú của trường, cuối tuần mới về nhà.

Doãn Công