Phía sau giải thưởng “Ai Bén Nhạy Hơn?”

Trở về từ hành trình Nam tiến để tham gia vòng chung kết của cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?”, chị Nguyễn Thị Bích - Phụ huynh bé Đinh Thái An, trường Ái Mộ, Hà Nội hồ hởi chia sẻ về “bí kíp” giúp con cùng đội trường mình giành giải á quân.

Thế mới biết đằng sau sự lanh lợi, nhạy bén của các bé là cả một quá trình quan tâm và chăm sóc từ các bậc làm cha mẹ, từ phía nhà trường...

Nhanh, khéo, bén nhạy và bừng bừng khí thế

Đó là những tính từ có thể thuật lại những giây phút tranh tài của các bé trong vòng chung kết. Thu hút được sự quan tâm và tham gia nhiệt tình của hơn 150.000 thí sinh nhí đến từ 3.143 trường tiểu học trên toàn quốc, cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?” do Hội đồng Đội Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhãn hàng Sữa Cô gái Hà Lan School Smart tổ chức đã tìm ra được 5 trường xuất sắc nhất để vào vòng thi cấp toàn quốc. Diễn ra ngày 22/12/2012, tại nhà thi đấu Nguyễn Du, vòng thi chung kết tòan quốc đã chào mừng phần đông khán giả là các bé thiếu nhi đến từ các trường tiểu học trong địa bàn TPHCM cùng phụ huynh của các em.

Các đội vui mừng nhận giải thưởng của chương trình.
Các đội vui mừng nhận giải thưởng của chương trình.

Các đội tỏ ra rất ngang tài ngang sức và cố gắng hết mình để giành được vị trí cao nhất. Ở vòng thi cuối “Ai bén nhạy hơn?”, đội trường tiểu học Nguyễn Du đã cho thấy được sự tự tin và nhạy bén vượt trội khi đã thuyết trình ngắn gọn, súc tích bức tranh mà các bé sắp xếp, cũng như đối ứng nhanh nhẹn các câu hỏi thử thách của Ban Giám Khảo và xuất sắc trở thành ngôi vị quán quân. Tuy không giành giải cao nhất nhưng đội trường tiểu học Ái Mộ, Hà Nội đã chiếm được nhiều cảm tình của khán giải với tinh thần thi đấu hết mình, nhiệt tình và đoàn kết.

Phần thi “Ai tài, ai khéo?” rất sinh động, dễ thương của đội trường tiểu học Ái Mộ, Hà Nội.
Phần thi “Ai tài, ai khéo?” rất sinh động, dễ thương của đội trường tiểu học Ái Mộ, Hà Nội.

Mẹ Bích tiếp sức cho á quân Đinh Thái An như thế nào?

Hân hoan trong niềm vui  của bé Thái An, chị Bích tiết lộ: Cuộc thi đầu tiên cấp trường là bé làm ở nhà, thấy cháu cứ trên máy nên nghĩ là chơi game nên tôi còn mắng. Khi biết cháu tham gia cuộc thi “Ai bén nhạy hơn?” được giải tuần ở trường, tôi rất ngạc nhiên và bắt đầu tìm hiểu về cuộc thi. Từ hôm cháu thi vòng khu vực thì bố mẹ mới quan tâm nhiều hơn.”

Như một “huấn luyện viên” riêng của con, chị cùng với bé tham gia vào những chương trình hoạt động ngoại khoá của trường, lớp học ngoại khoá, các trò chơi vừa rèn luyện trí não lại vừa sống động, lôi cuốn sự ham học hỏi của bé. Trang web của cuộc thi www.aibennhayhon.com cũng là địa chỉ quen thuộc mà hai mẹ con thường vào để ôn luyện. Kết quả là, bé Thái An đã không phụ lòng vị huấn luyện viên mát tay với kết quả từ cuộc thi “Ai Bén Nhạy Hơn?”, mà đến giờ, hai mẹ con vẫn cảm thấy “lâng lâng”. Chị kết thúc cuộc trò chuyện thú vị bằng nụ cười không giấu vẻ hài lòng:Tôi nhận thấy cháu nó chững chạc hơn, trả lời các tình huống cũng tự tin hơn. Ví dụ như trong việc học của cháu, cháu hay hỏi chị gái nhưng khi cháu cảm thấy chưa thỏa đáng thì cháu sẽ tranh luận cho đến khi nào chuẩn và đúng thì thôi. Có lúc, chưa an tâm với câu trả lời của chị, cháu sẽ hỏi lại bố. Cháu rất cẩn thận và cầu toàn. Không phải là quà, hoa, phần thưởng, hay giây phút được xướng tên ở ngôi vị á quân… hạnh phúc của người mẹ chính là được nhìn thấy con mình trưởng thành, độc lập, tự chủ trong cuộc sống.”

Phần thuyết trình của các bạn trường Lê Thị Hồng Gấm, TP.HCM.
Phần thuyết trình của các bạn trường Lê Thị Hồng Gấm, TP.HCM.

Ngoài phần thưởng trị giá 30.000.000 đồng dành cho trường quán quân, mỗi học sinh tham gia vòng thi cấp quốc gia còn được nhãn hàng Cô Gái Hà Lan dành tặng rất nhiều hộp sữa School Smart để tiếp thêm dưỡng chất bổ sung có lợi cho sự phát triển toàn diện. Sau cuộc thi, nhiều phụ huynh, giáo viên… bày tỏ mong muốn cuộc thi sẽ được tổ chức thường niên để trở thành sân chơi quen thuộc, bổ ích cho các bé.

 “Ai Bén Nhạy Hơn?” là một sân chơi bổ ích mà nhãn hàng Cô Gái Hà Lan School Smart đem đến nhằm nâng cao khả năng quan sát, nhận thức và xử lý vấn đề, thông qua đó thử thách độ lanh lợi, nhạy bén của các bé học sinh tiểu học.