Yếu kỹ năng làm việc, sinh viên khối Kinh tế tự tìm hướng “thoát”

Nhiều sinh viên khối ngành Kinh tế bị chê thiếu kỹ năng việc làm, thiếu kỹ năng xử lý tình huống, thiếu kỹ năng làm việc nhóm, thiếu kỹ năng giao tiếp… nhiều sinh viên đã tự tìm cho mình một lối “thoát” là du học sau đại học với chương trình nước ngoài.

Vì sao sinh viên thất nghiệp nhiều?

Con số 162.000 người có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp mà Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố khiến dư luận phải giật mình. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, lỗ hổng hướng nghiệp và chất lượng đào tạo các trường ĐH, CĐ hiện nay là nguyên nhân chính. Không chỉ với sinh viên các ngành xã hội mà ngay cả với sinh viên khối ngành kinh tế.

Một minh chứng cụ thể về điều này, tại hội thảo về Quốc gia “Đào tạo Marketing theo nhu cầu xã hội ở Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội, nhiều giảng viên đã thừa nhận: “Thực trạng đào tạo ngành Marketing đang rơi vào “khủng hoảng” số lượng giáo viên vừa thiếu vừa yếu. Nội dung các môn học trong chương trình đào tạo ngành marketing đều được biên soạn từ các giáo trình tài liệu của nước ngoài chưa phù hợp với thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam dẫn đến nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này ra trường vẫn chưa định hướng được sẽ làm như thế nào?

GS.TS Trần Minh Đạo, trường ĐH Kinh tế Quốc dân thẳng thắn thừa nhận: “Vẫn còn một số môn học không mới nhưng giáo trình và tài liệu phục vụ cho nghiên cứu không nhiều, ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiếp nhận kiến thức của sinh viên cũng như điều kiện tiếp cận môn học đó của các giáo viên mới. Điển hình là các môn học như Quản trị Thương hiệu, Quản trị giá, Marketing dịch vụ, Quản trị bán hàng, marketing công nghiệp… những môn học đã được đưa vào đào tạo từ rất lâu nhưng vẫn chỉ có các tài liệu tham khảo chứ chưa hề có một cuốn giáo trình được coi là kim chỉ nam cho giảng dạy và học tập các môn học đó”.
 
Yếu kỹ năng làm việc, sinh viên khối Kinh tế tự tìm hướng “thoát”

Ông Nguyễn Việt Hưng, giám đốc Công ty Golden Key, là cựu sinh viên chuyên ngành Marketing cho biết: “Khi ra trường, tôi vẫn chưa hình dung được công việc mình ra sao và không thể nào xác định cho mình một hướng đi rõ ràng. Những kỹ năng lẽ ra cần thiết cho một cán bộ marketing nhưng tôi chưa được đào tạo và tôi đã phải lăn lộn rất nhiều trong thực tế mới thành công được. Đó là các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán cũng như các công tác liên quan tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt khi giao dịch với khách hàng quốc tế” .

Còn tại một hội thảo về việc làm tại TPHCM, bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Nhân sự tập đoàn BigC Việt Nam cho hay, ứng viên bị đánh trượt khi tham gia thi tuyển vào BigC chủ yếu do đào tạo, lộ trình nghề nghiệp không phù hợp với vị trí tuyển dụng. Ứng viên thiếu các tiêu chí mà vị trí tuyển dụng yêu cầu như về chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng tư duy, kỹ năng xử lý, tình cách và thái độ làm việc.

Chính vì lẽ đó, ngay trong những đợt thi đại học, nhiều học sinh dè dặt đăng ký khối ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng vì lo lắng nhu cầu nhân lực “bão hòa”, trong thời điểm hiện nay.

 
Chia sẻ với nỗi lo lắng của học sinh, PGS.TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT, cho rằng:  “Có thể có ngành hiện nay đang hot nhưng không phải 4-5 năm nữa vẫn có nhu cầu nhân lực cao và ngược lại, vì thế các bạn thí sinh cần phải nhìn xa hơn. Ví dụ như hiện nay nhóm ngành kinh tế không nóng như 4-5 năm trước, nhưng sau giai đoạn hiện nay thì kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại và nhu cầu nhân lực ngành kinh tế - ngân hàng sẽ cao hơn hiện nay rất nhiều”.

Sinh viên kinh tế tự tìm hướng “thoát”

Để thoát khỏi “ấn tượng” của các nhà tuyển dụng về việc sinh viên yếu kỹ năng cả về chuyên môn và làm việc, nhiều sinh viên ngành Marketing ra trường đã đầu tư vào học các chương trình nước ngoài để chọn được những công việc ưng ý.

Thùy Dương (sinh năm 1987), tốt nghiệp thạc sỹ Marketing tại trường đại học Southampton, hiện đang là trợ lý cho một giám đốc Marketing người Úc. Dương cho hay, chính môi trường học tập đã giúp Dương có vị trí như ngày hôm nay.

Tâm sự về việc học tại trường, Dương cho biết: “Trong suốt quá trình giảng dạy, các thầy cô trong lớp mình đã mời đến rất nhiều khách mời để chia sẻ về công ty, về những tình huống phù hợp với bài giảng và những định hướng nghề nghiệp mà sinh viên cần xác định rõ. Khi làm việc với người nước ngoài mình rất tự tin vì  đó một trong những lợi thế khi đi du học từ Vương quốc Anh về. Ngoài ra, những kiến thức về chăm sóc và am hiểu khách hàng từ trường lớp khiến cho mình tiếp nhận công việc nhanh chóng từ những ngày đầu đi làm. Hơn nữa, vì đã được trang bị những công cụ đo lường marketing qua các môn học nên việc mình đưa ra những giải pháp đo lường trong công việc rất được cấp trên đánh giá cao”.
 
Yếu kỹ năng làm việc, sinh viên khối Kinh tế tự tìm hướng “thoát”

Định hướng nghề nghiệp là việc quan trọng nhất đối với sinh viên, đánh giá về ngành học của mình, Thùy Dương cho biết: “Việt Nam là một trong những thị trường có tiềm năng phát triển mạnh trong khu vực, nhu cầu khách hàng ngày một tăng cao. Tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay bé, trong nước hay nước ngoài đã bắt đầu chú trọng đầu tư vào Marketing để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Khi thị trường càng phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực Marketing sẽ càng tăng cao”.

Còn Ngô Hà Linh (sinh năm 1988), học ngành BSc Management hay còn gọi là Quản trị. Hiện Linh đã có 5 năm học tập tại Anh và gần 4 năm làm việc tại Việt Nam trong các tổ chức doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế. Linh cho biết, chính vì yêu thích ngành quản trị, tổ chức kinh doanh, đặc biệt là quản lý nhân sự cho các doanh nghiệp nên đã lựa chọn ngành học Management tại bậc đại học. Và cho đến nay Linh vẫn hài lòng với quyết định về ngành học của mình.

Theo Linh, thách thức trong ngành này chính là sinh viên cần phải xác định được sở thích và thế mạnh của mình để lựa chọn môn học cho phù hợp nhất, vì ngành này khá bao quát nên có thể sau khi ra trường các bạn sẽ chưa biết mình muốn làm công việc gì và theo đuổi sự nghiệp như thế nào.

Một thách thức nữa, đối với ngành Quản trị, là số lượng các bạn theo học quản trị kinh doanh khá lớn nên khi ra nhập thị trường lao động sẽ cạnh tranh hơn các ngành nghề kỹ thuật hay IT hiện đang thiếu lao động. Do vậy, các kỹ năng được rèn rũa khi học tại Anh như kỹ năng làm việc nhóm, quản lý dự án, kỹ năng nghiên cứu tổng hợp thông tin, viết báo cáo, sử dụng tiếng Anh thành thạo, và phong cách làm việc chuyên nghiệp là những yếu tố quan trọng trong công việc hàng ngày.

Mở hướng Kỹ năng nghề tới sinh viên

Nắm bắt được “điểm yếu” của sinh viên ngành Marketing và Quản trị và giúp sinh viên có định hướng tốt về ngành này, Hội đồng Anh đã tổ chức sự kiện “Kỹ năng nghề nghiệp trong ngành Kinh doanh và Maketing”. Đây là một trong 14 sự kiện của chuỗi chương trình nói chuyện “Kỹ năng nghề nghiệp cho tương lai tươi sáng” được Hội đồng Anh tổ chức tại các trường đại học từ tháng 9 tới tháng 11 năm 2014 với nhiều chủ đề khác như Tài chính - Ngân hàng, Báo chí - Truyền thông, Nghệ thuật và Thiết kế, Kỹ thuật, Công nghệ Thông tin, Du lịch và Khách sạn.
 
Yếu kỹ năng làm việc, sinh viên khối Kinh tế tự tìm hướng “thoát”

Chuỗi chương trình dành cho sinh viên năm 3 và năm 4 đang học và quan tâm tới cơ hội việc làm trong bảy lĩnh vực nêu trên. Sự kiện sẽ mang lại cơ hội cho các bạn sinh viên được trực tiếp thảo luận với các chuyên gia và đại diện các công ty kinh doanh. Qua đó, sinh viên sẽ tiếp thu những kĩ năng thực cần cho môi trường làm việc thực tế trong bảy lĩnh vực này. Đây sẽ là kiến thức bổ trợ, khơi nguồn cảm hứng cho sinh viên trước khi tốt nghiệp, để xác định kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp cần phát triển và lập kế hoạch cụ thể cho tương lai.

Ngoài việc tư vấn Kỹ năng nghề cho sinh viên, Hội đồng Anh sẽ tổ chức chương trình “Khám phá kỹ năng nghề nghiệp cho tương lai”, đây cũng là chủ đề xuyên suốt của Ngày hội Giáo dục Vương quốc Anh 2014. với mục đích mang lại cơ hội cho các bạn trẻ gặp gỡ và trao đổi với đại diện của hơn 70 trường đến từ Vương quốc Anh về các chương trình học tập từ bậc phổ thông tới sau đại học.

 Chương trình còn mang đến cơ hội cho các bạn trẻ trò chuyện với các cựu du học sinh Anh và chuyên gia nhân sự cao cấp về nhu cầu thị trường nhân lực hiện nay cũng như kỹ năng nghề nghiệp sinh viên cần có để có thể thành công trong công việc. Kinh doanh và Marketing sẽ là một trong những lĩnh vực ngành nghề được các living books – là những cựu du học sinh Anh chia sẻ về con đường học tập đã giúp họ lựa chọn nghề nghiệp hiện nay như thế nào.

Hội đồng Anh tổ chức  sự kiện lần lượt tại 3 thành phố Hà Nội (ngày 11/10), Hồ Chí Minh (ngày 12/10) và Đà Nẵng (ngày 14/10).

Chương trình nói chuyện 'Kỹ năng nghề nghiệp cho tương lai tươi sáng'
Đăng ký tham dự:
http://kynangnghenghiep.eduk.vn

Hà Nội

Buổi nói chuyện 'Kỹ năng nghề nghiệp trong ngành Tài chính, Ngân hàng'
Thời gian: 08h30, Thứ Bảy 27.9.2014
Địa điểm: Hội trường D201, Đại học Ngoại Thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

TP Hồ Chí Minh

Buổi nói chuyện 'Kỹ năng nghề nghiệp trong ngành Du lịch Khách sạn'
Thời gian: 08h30, Thứ Bảy 27.9.2014
Địa điểm: Hội trường Lầu 6, Đại học HUFLIT, 115 Sư Vạn Hạnh, Q.10, TP Hồ Chí Minh

Ngày Hội giáo dục Vương quốc Anh 2014 
Thông tin chi tiết và đăng ký tham dự tại:
http://duhocanh.eduk.vn/

 

 

Dòng sự kiện: Cơ hội du học Anh