Giúp trẻ vượt qua áp lực thi cử

Khi con cái bước vào kì thi, dường như cả gia đình đều trong không khí thi cử: lo lắng, hồi hộp, đợi chờ, có khi đến mất ăn mất ngủ. Ít tai biết rằng, chính tâm trạng khẩn trương và những lời giục giã của cha mẹ lại tác động tiêu cực tới tâm lí của trẻ.

Tiến sĩ Antony Earnshaw, người sáng lập hệ thống dạy Tiếng Anh cho trẻ em I Can Read, nhà tâm lý giáo dục học trẻ em nổi tiếng của Úc, chia sẻ  về tâm lý chung của trẻ trước mỗi kỳ thi và gợi ý cách cha mẹ có thể giúp con em mình vượt qua áp lực thi cử.

Tiến sĩ có thể giải thích tại sao sự lo lắng cũng như áp lực thi cử lại xuất hiện ở trẻ em, ngay cả những trẻ rất nhỏ?

Trẻ em về bản chất không có sự lo lắng. Các em học cách lo lắng. Khi bản thân họ lo lắng và truyền sự lo lắng cho đứa trẻ bằng cách vô tình làm cho những đứa trẻ hiểu rằng, nếu chúng trượt kỳ thi thì giá trị của chúng sẽ bị giảm sút so với khi chúng có thể vượt qua các kỳ thi. Từ đó, rất nhiều đứa trẻ học cách gắn giá trị bản thân với kết quả thi cử của chúng. Bởi vậy, trẻ nghĩ rằng nếu trẻ thi trượt thì bố mẹ sẽ ít yêu mình hơn. Chính điều này làm trẻ trở nên rất căng thẳng trước mỗi kỳ thi.

Người lớn chúng ta quen với các bài thi. Chúng ta biết và trân trọng những cuộc thi bởi chúng là thước đo đánh giá kết quả học tập của chúng ta. Nếu chúng ta có thất bại, chúng ta vẫn có thể kiềm chế cảm giác kém cỏi của chính mình bằng việc nhận ra rằng các kỳ thi cũng là lúc kiểm tra hiệu quả của việc dạy dỗ ở trường. Chúng ta còn có thể đổ lỗi cho đề thi không hợp lý… Nhưng chúng ta lại không làm thế với trẻ em. Chúng ta cho làm cho trẻ hiểu rằng bài thi là sự phản chiếu khả năng của chúng và vì vậy chúng thường không thể đổ thất bại của mình cho ai ngoại trừ bản thân chúng. Khi một đứa trẻ cảm thấy chịu trách nhiệm hoàn về kết quả của việc thi cử thì, bất kể trẻ đã thành công hay thất bại trong các kỳ thi trước đó, thì có một điều chắc chắn: Trẻ sẽ cảm thấy rất lo lắng.

Giúp trẻ vượt qua áp lực thi cử

Ngoài ra, bản thân mỗi kì thi cũng là một áp lực.Với người lớn, kết quả làm việc thường gắn với giá trị của người đó, nhưng chúng ta được lựa chọn làm việc mà chúng ta yêu thích. Nhưng trẻ em không có sự lựa chọn. Chúng phải chấp nhận thách thức đó (thi cử) ngay cả khi chúng không sẵn sàng nhất bởi chúng bị đặt vào guồng quay của trường lớp. Đó là lí do khiến trẻ cảm thấy bất lực và cảm giác bất lực càng làm tăng sự lo lắng.

Nghĩa là, bản thân mỗi kì thi là một áp lực, nhưng chính áp lực từ cha mẹ lên con cái mới khiến hình thành sự lo lắng cho trẻ. Nhưng tại sao người lớn vẫn tiếp tục tạo áp lực khiến trẻ em lo lắng? Phải chăng điều này có tác dụng tốt đối với các em?

Sự lo lắng của cha mẹ cũng phần lớn bắt nguồn từ cảm giác bất lực và vì thế, những người lớn lo lắng thưởng tìm cách thoát khỏi cảm giác này bằng việc đặt toàn bộ áp lực lên đứa trẻ. Người lớn tin rằng nếu họ thành công trong việc khiến cho đứa trẻ hiểu được sự lo lắng của mình thì những đứa trẻ sẽ chăm học hơn và vượt qua kỳ thi. Điều này thỉnh thoảng cũng có tác dụng nhưng đa phần nó chỉ có tác dụng trong việc làm tất cả mọi người cảm thấy căng thẳng hơn, đặc biệt là trẻ em. Một vài đứa trẻ có thể chịu được những áp lực từ bố mẹ nhưng đối với hầu hết trẻ em, nó là một áp lực rất lớn đè nặng lên trên áp lực sẵn có của những kỳ thi.

Giúp trẻ vượt qua áp lực thi cử

Nhưng theo tôi tạo áp lực lên trẻ em cũng là một cách tốt để chúng phấn đấu. Ví dụ như tại các trường chuyên, áp lực học hành thi cử là rất lớn nhưng hầu hết các học sinh đều muốn vào đó.

Mức áp lực đặt lên một đứa trẻ phải phản ánh đúng được tầm quan trọng của kỳ thi cũng như mức phát triển tâm lý của thẻ. Những hệ thống như trường chuyên được thiết kế để nhận diện nhứng đứa trẻ lớn hơn và có khả năng chịu đựng được căng thẳng và áp lực ở cường độ cao. Những hệ thống như thế có khả năng nhận diện những đứa trẻ xuất chúng từ rất sớm nhưng lại không cho phép những đứa trẻ phát triển muộn đạt được những thành công sau này.

Ví dụ như sẽ không khôn ngoan khi đặt một đứa trẻ 7 tuổi trong hoàn cảnh áp lực cao như ở các trường chuyên; Cha mẹ đặt con vào những hệ thống như thế hiểu rõ rằng chỉ cần một thất bại ban đầu thì nguy cơ tụt lại và bị cô lập là rất cao. Vì vậy, thông điệp dành cho trẻ là rất rõ ràng: Không được thất bại trong bất cứ trường hợp nào bởi vì bạn không có cơ hội thứ 2.

Sự phát triển của trẻ em không tuân theo quy luật này. Trẻ học đi sau rất nhiều lần ngã đau nhưng hầu hết tất cả đều học cách bước đi. Trong thực tế, việc vấp ngã là quá trình không thể thiếu để thành công. Cha mẹ cần phải dũng cảm nói với con rằng thành công hay thất bại là không quan trọng, miễn là con đã cố gắng hết sức mình.

Trạng thái căng thẳng thường sẽ giúp ích con người trong những trường hợp hiểm nguy cận kề như khi một vụ cháy nổ ra và đòi hỏi một phản ứng tức thời. Nhưng trong trường hợp nếu sự căng thẳng này kéo dài, nó tạo ra một cảm giác bất lực và thật khó để vượt qua.

Vậy tiến sĩ có những lời khuyên nào dành cho các bậc cha mẹ để giúp con vượt qua áp lực thi cử?

Vậy tiến sĩ có những lời khuyên nào dành cho các bậc cha mẹ để giúp con vượt qua áp lực thi cử?

1. Khi kỳ thi cử tới gần, dành thời gian chuẩn bị cùng với trẻ. Nói chuyện với trẻ và tìm hiểu xem ý nghĩa của kỳ thi đối với trẻ là như thế nào. Và quan trọng hơn là làm cho trẻ hiểu kết quả không quan trong, quan trọng nhất là việc trẻ cố gắng hết sức

2. Đừng nhấn mạnh việc trượt hay đỗ, thắng hay thua

3. Bảo đảm những hoạt động của trẻ vẫn diễn ra như thường xuyên và trẻ không bị quá căng thẳng. Bảo đảm trẻ ăn và ngủ đều đặn.

4. Nếu trẻ quá căng thẳng, có thể cùng với trẻ chơi những trò chơi tập thể (đánh bài, cá ngựa...) để giảm căng thẳng.

5. Nói với trẻ sau kỳ thi cả gia đình sẽ làm điều gì đó đặc biệt, cho trẻ một điều gì đó để mong đợi.

6. Vào ngày thi, nên đảm bảo trẻ không ăn quá nhiều ngay trước khi thi.
 

Vài nét về tác giả, tiến sĩ Antony Earnshaw:

Tiến sĩ Earnshaw là nhà đồng sáng lập ra hệ thống dạy tiếng Anh theo phương pháp phonic (đánh vần) với tên gọi “I Can Read


Ngoài ra, ông còn là thành viên danh dự của hiệp hội tâm lý học Úc và Mỹ, cố vấn cao cấp về tâm lý học trẻ em cho Bộ Giáo Dục Đào tạo Singapore, Trưởng ban giám khảo môn Tiếng Anh tại kỳ thi tốt nghiệp trung học bang New South Wales, Úc.

Hiện I Can Read có 60 trung tâm tại 9 quốc gia trên thế giới bao gồm cả Việt Nam.