Năng lượng tái tạo phá kỷ lục toàn cầu trong năm 2015

(Dân trí) - Năm 2015, đầu tư và sản xuất năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện đạt kỷ lục trên toàn thế giới.

Sự bùng nổ của các nhà máy năng lượng gió, năng lượng mặt trời và thủy điện mới cho thấy kỷ lục toàn cầu về năng lượng tái tạo trong năm 2015. Khoảng 147 GW điện tái tạo đã đi vào hoạt động trong năm 2015 - tăng hàng năm ở mức lớn nhất từng có và bằng toàn bộ công suất sản xuất điện của châu Phi.


Máy bơm nước năng lượng mặt trời ở Malawi

Máy bơm nước năng lượng mặt trời ở Malawi

Đầu tư năng lượng sạch tăng lên 286 tỷ đô la (198 tỷ bảng Anh), trong đó năng lượng mặt trời chiếm 56% và điện gió chiếm 38%. Theo báo cáo của REN21, nhìn chung số tiền dành cho năng lượng tái tạo nhiều hơn gấp đôi số tiền dành cho sản xuất điện từ than và khí đốt (130 tỷ đô la vào năm 2015).

Christine Lins, giám đốc REN21 cho biết: "Điều thực sự đáng chú ý về kết quả này là chúng đạt kỷ lục tại thời điểm khi mà giá nhiên liệu hóa thạch đang thấp lịch sử, và năng lượng tái tạo vẫn gặp nhiều bất lợi về những khoản trợ cấp của chính phủ. Mỗi đô la được sử dụng để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, trong khi gần bốn đôla được chi để duy trì sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch"

Lần đầu tiên, những nền kinh tế mới nổi chi nhiều tiền hơn các quốc gia giàu có trong cuộc đua năng lượng xanh, Trung Quốc chiếm một phần ba tổng số tiền cho năng lượng tái tạo trên toàn cầu. Jamaica, Honduras, Uruguay và Mauritania nằm trong số những nước đầu tư lớn nhất so với GDP của họ. Các nước châu Phi và Mỹ Latinh cũng đặt ra một số mục tiêu đầy tham vọng nhất thế giới cho phát triển năng lượng sạch trong năm 2015.

Tuy nhiên, cuộc cách mạng năng lượng tái tạo diễn ra ở nhiều nước phát triển với nhiều ngoại lệ Mỹ. Tại châu Âu, đầu tư giảm mạnh 21% sau khi hỗ trợ chính sách bị rút như trợ cấp năng lượng sạch và những mục tiêu ràng buộc. Mặc dù vậy, năng lượng tái tạo vẫn cung cấp 44% sản lượng điện của EU, và 15% mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng của nó.

Jean-François Fauconnier thuộc Mạng lưới hành động khí hậu châu Âu cho biết, báo cáo nên là "lời kêu gọi cảnh tỉnh" đối với Ủy ban châu Âu, thúc đẩy mục tiêu tăng năng lượng tái tạo vào năm 2030 trong một đánh giá vào cuối năm nay. EU có nguy cơ bỏ qua cuộc cách mạng năng lượng đang diễn ra và tụt hậu so với các nền kinh tế hàng đầu khác trong nhiều thập kỷ.

Năm 2015, đầu tư cho năng lượng tái tạo của Anh tăng 25%. Tuy nhiên, những con số trong quý đầu của năm 2016 đề xuất không cắt giảm trợ cấp năng lượng mặt trời và làm chậm quá trình phê duyệt kế hoạch năng lượng gió ở đất liền.

Những phản ứng của ngành công nghiệp đối với REN21 đã nổi lên, với những tin tức ca ngợi Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (GWEC) rằng 173 quốc gia hiện nay đang đặt mục tiêu về năng lượng tái tạo.

Steve Sawyer, tổng thư ký GWEC cho biết: "Một kỷ lục 63,5 GW điện gió được lắp đặt trên toàn thế giới vào năm 2015 đã chứng tỏ sự trưởng thành của ngành; và chỉ ra nguồn tái tạo là nguồn năng lượng sạch, đáng tin cậy và có thể cạnh tranh với sự phát triển kinh tế nhiên liệu và giúp cắt giảm khí thải CO2".

Trên thế giới có khoảng 8.1 triệu người hiện đang làm việc trong ngành công nghiệp năng lượng sạch - không bao gồm thủy điện - 3,5 triệu người trong số đó ở Trung Quốc. Tại Hoa Kỳ, hiện có nhiều người đang làm việc trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời hơn so với ngành khai thác dầu mỏ và khí đốt.

Theo Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế, trong khi việc làm thuộc các lĩnh vực năng lượng sạch tăng 6% trong năm 2015 thì việc làm trong ngành công nghiệp dầu khí đã ký hợp đồng là 18%. Tuy nhiên, lĩnh vực năng lượng tái tạo vẫn phải vượt qua những hạn chế về tích trữ và phụ thuộc vào các hệ thống cơ sở hạ tầng của nhiên liệu hóa thạch.

Arthouros Zervos, chủ tịch của REN21 cho biết, tàu năng lượng tái tạo đang trượt trên đường ray, là cơ sở hạ tầng của thế kỷ 20 - một hệ thống dựa trên suy nghĩ lỗi thời, nơi mà phụ tải truyền thống dựa vào nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân. Do đó, việc xây dựng thế hệ phân cấp và dựa vào cộng đồng cần khẩn trương triển khai để chuyển sang nguồn năng lượng sạch.

Minh Trang (Theo Theguardian)