Hỏi đáp cùng bác sĩ
Đội ngũ, chuyên gia với trên 25
năm kinh nghiệm
Phó Giáo sư, Tiến sĩ  Vũ Văn Khiên
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Khiên
Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI
Nguyễn Quang Tuấn
Nguyễn Quang Tuấn
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Trưởng khoa Phụ Sản
Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh
Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh
Trưởng đơn vị Tiêm chủng Cơ sở 216 Trần Duy Hưng
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa
Trưởng khoa Nhi
Nguyễn Văn Quýnh
Nguyễn Văn Quýnh
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân
Nguyễn Xuân Thành
Nguyễn Xuân Thành
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân
Nguyễn Thị Kim Loan
Nguyễn Thị Kim Loan
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển
Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển
Giám đốc Phòng khám ĐKQT Thu Cúc (216 Trần Duy Hưng)
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh
Trưởng khoa Khám bệnh
Lê Quỳnh Giang
Lê Quỳnh Giang
Bác sĩ CKII
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Dương Văn Tiến
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Dương Văn Tiến
Trưởng phòng khám Tai mũi họng
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Tú Anh
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Tú Anh
Trưởng khoa Răng Hàm Mặt
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Trưởng khoa Ung Bướu
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân
Trưởng Khoa Dinh dưỡng
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Ngọc Thương
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Ngọc Thương
Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan
Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt
Chuyên gia bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Tĩnh
Chuyên gia bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Tĩnh
Trưởng phòng Bảo hiểm Y tế
Tiến sĩ, Dược sĩ Phạm Minh Hưng
Tiến sĩ, Dược sĩ Phạm Minh Hưng
Trưởng khoa Dược
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Quyết
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Quyết
Trưởng đơn vị Hồi sức cấp cứu
Bác sĩ CKI Dương Thị Thanh Huyền
Bác sĩ CKI Dương Thị Thanh Huyền
Bác sĩ Phạm Thanh Thúy
Bác sĩ Phạm Thanh Thúy
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Vũ Hồng Hạnh
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Vũ Hồng Hạnh
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Văn Luân
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Văn Luân
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hải
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hải
Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh
Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh
Bác sĩ CKII Vũ Thị Bích Hạnh
Bác sĩ CKII Vũ Thị Bích Hạnh
Bác sĩ CK II Nguyễn Huy Hùng
Bác sĩ CK II Nguyễn Huy Hùng
Bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn
Bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự
Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân
Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân
Bác sĩ CKII Bùi Văn Khích
Bác sĩ CKII Bùi Văn Khích
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thành
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thành
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà
Nội khoa
Phan Văn Tú
Phan Văn Tú

Thuốc loãng máu có kị vitamin K không và cần lưu ý gì khi dùng?

Tôi mới bị tai biến do xơ vữa mạch máu cách đây vài tháng. Hiện tại tôi đang uống thuốc theo đơn của bác sĩ, trong đó có thuốc loãng máu. Tôi nghe nói các thuốc này kị vitamin K. Có phải vậy không thưa bác sĩ? Tôi cần lưu ý gì khi sử dụng thực phẩm và các sản phẩm hỗ trợ không?

Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển
Được trả lời bởi Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển

Chào bác,

Thuốc loãng máu, hay thuốc kháng đông là một loại thuốc có tác dụng chống đông máu, ngăn ngừa tình trạng hình thành huyết khối, thường được sử dụng cho các bệnh nhân tim mạch.

Các loại thuốc kháng đông thường dùng theo 3 còn đường là chích, tiêm truyền và uống. Hiện nay, thuốc loãng máu đường uống có hai loại là kháng đông thế hệ mới và kháng đông kháng vitamin K.

Cơ chế hoạt động của thuốc kháng vitamin K là thông qua ức chế sự tổng hợp các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K trong gan. Ở nước ta, thuốc kháng vitamin K thường sử dụng 2 loại là Sintrom (Acenocoumarol) và Coumadin (Warfarin).

Một số loại thực phẩm chứa vitamin K có thể gây cản trở tác dụng của thuốc. Các thực phẩm này bao gồm:

- Các loại cải: cải xoăn, bông cải xanh, cải bắp, củ cải…

- Các loại rau, gia vị: rau chân vịt, súp lơ, rau muống, măng tây, rau diếp, mùi tây, hành,…

- Mù tạt

- Trà xanh

- Bơ, gan động vật

- Các loại thịt: thịt cừu, thịt bò,…

- Các loại dầu thực vật: dầu đậu tương, đậu nành, dầu hướng dương…

- Các loại đậu: đậu Hà Lan, đậu xanh…

Nếu bác đang sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K thì không nên ăn các loại thực phẩm này vì sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.

Như vậy, trước hết, bác nên biết mình đang có chỉ định uống thuốc kháng đông loại nào thì mới có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng các sản phẩm phù hợp.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc chống đông, bác cần lưu ý:

- Liều thuốc chống đông được chỉ định ở mỗi bệnh nhân dựa theo thời gian đông máu thông qua xét nghiệm INR. Bác cần uống đúng liều lượng, đúng thời gian theo đơn của bác sĩ. Tránh dùng quá liều gây ra chảy máu, ngược lại liều quá thấp có thể gây huyết khối.

- Không được tự ý uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ

- Uống thuốc liên tục đến ngày tái khám, không tự ý bỏ thuốc, ngưng thuốc đột ngột

- Thường xuyên theo dõi các tác dụng phụ và báo với bác sĩ khi có bất thường

- Tái khám đúng lịch để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị và điều chỉnh phù hợp.

- Tránh uống rượu trong thời gian dùng thuốc

- Hạn chế các hoạt động thể thao có tính đối kháng cao

- Không ăn kiêng nếu không cần thiết (thừa cần, béo phì)