1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Nhân loại sẽ mất một nửa số ngôn ngữ

(Dân trí) - Mới đây, các nhà ngôn ngữ của Đại học Arkansas (Mỹ) đã công bố một bản báo cáo cho rằng trong thế kỷ 22, một nửa trong tổng số 6000 ngôn ngữ hiện nay trên thế giới có nguy cơ biến mất hoàn toàn.

Theo bản báo cáo, nguyên nhân khiến các ngôn ngữ bị quên lãng chính là sự phát triển kinh tế, kỹ thuật đã giúp con người thuộc các quốc gia khác nhau có thể giao tiếp với nhau dễ dàng và rộng rãi hơn khi chỉ cần sử dụng một vài ngôn ngữ chính. Tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha...ngày càng phổ biến trong khi nhiều ngôn ngữ khác ngày một ít dùng đến và sẽ dần biến mất. Giáo sư Michael Kraus của Đại học Arkansas đã gọi sự mất cân bằng này là một "thảm họa".

 

Nhiều quốc gia hay những nhóm dân tộc thiểu số thường ít quan tâm phát triển và duy trì ngôn ngữ của mình, mà chỉ tậ trung vào việc dạy cho thế hệ trẻ các loại ngôn ngữ quốc tế thông dụng, với mong muốn thế hệ trẻ của đất nước sẽ nhanh chóng và dễ dàng hội nhập quốc tế. Thậm chí, các nhà cầm quyền còn tự "giết chết" tiếng mẹ đẻ khi ban hành quy định cấm sử dụng nó.

 

Giáo sư Krauss cho biết trong thời cổ đại, loài người sử dụng khoảng10.000 đến 15.000 ngôn ngữ khác nhau. Nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 6000 và tiếp tục xu hướng giảm.

 

Giáo sư Krauss nói: "Chúng ta cần chú tâm đến việc bảo tồn các loại ngôn ngữ, nếu không hệ thống ngôn ngữ thế giới sẽ mất đi vẻ đẹp riêng biệt cũng như nét đặc thù".

 

Những ngôn ngữ có nhiều nguy cơ nhất là của các quốc gia châu Phi và Indonesia. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng dự đoán sẽ có một số ngôn ngữ mới được sinh ra.

 

HH

Theo AFP