Không gian kịch mới lạ trong “Tất cả đều là con tôi”

(Dân trí)- Vở kịch được diễn lại với bối cảnh chân thực, mới lạ. Cùng với diễn xuất của NSND Lê Khanh, Sĩ Tiến, Quang Ánh… “Tất cả đều là con tôi” đã để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

“Tất cả đều là con tôi” là vở kịch nổi tiếng của Mỹ, tác giả kịch bản Arthur Miller, đạo diễn sân khấu Neil Simon Fleckman. Lấy bối cảnh nước Mỹ năm 1944, ít nhiều nói về việc sản xuất vũ khí và những cuộc chiến tranh phi nghĩa, các nghệ sĩ đoàn kịch II, nhà hát Tuổi Trẻ đã mang đến cho khán giả tiếng cười xen lẫn tiếng thở dài và hơn cả là bài học “gieo gió gặt bão”.

Câu chuyện xảy ra trong một gia đình, người cha Joe Keller (NS Sĩ Tiến) thâm độc và tham lam đã đẩy đồng nghiệp vào tù thay mình trong một lần buôn bán. Cùng người mẹ Kate Keller (NSND Lê Khanh) vờ lẩm cẩm để che giấu danh dự cho chồng con. Tạo nên những mâu thuẫn, xung đột kịch tính giữa anh con trai Chris (NS Quang Ánh) với cô bạn gái Ann Deever ( NS Thu Quỳnh) khi Ann phát hiện ra mình yêu con trai kẻ làm hại cha cô. Tất cả làm nên một kết cục bi thảm, người gây ra tai hoạ phải đền mạng trong đau khổ. Càng đến cuối vở kịch, những mối quan hệ cá nhân chằng chịt và những tình huống tâm lý phức tạp, đã chạm tới vấn đề đạo đức cơ bản của con người: Xung đột giữa lương tâm và đồng tiền.
 
Không gian kịch mới lạ trong “Tất cả đều là con tôi”

Bên cạnh những giây phút căng thẳng, các nghệ sĩ mang đến cho khán giả nhiều tiếng cười thoải mái khi diễn lại những tình huống rất gần với đời sống Việt Nam. Đó là quan hệ láng giềng, cô Sue Bayliss (NS Tú Oanh) loè loẹt, lắm lời hay nhòm ngó, anh Frank Lubey (NS Thanh Dương) ưa bói toán hay vợ anh Frank thích nghe ngóng chuyện gia đình người khác. Tất cả những nhân vật này đưa câu chuyện tuy căng thẳng song không kém phần hài hước, dí dỏm.

Nhân vật Kate Keller, cách đây hơn 40 năm đã từng được NS Lê Mai thể hiện rất thành công. Khi hoá thân vào vai diễn của mẹ mình, NSND Lê Khanh đã thể hiện rất sắc sảo hình ảnh một người đàn bà sống trong dằn vặt, khi phải cố tỏ ra lẩm cẩm, giả vờ tin đứa con mất tích đã lâu chưa chết. Đoạn đối thoại của Lê Khanh khi thú nhận bao lâu nay mình cố tình che giấu tội ác của chồng để giữ hạnh phúc gia đình là đỉnh điểm trong quá trình thể hiện tâm lý phức tạp của nhân vật. Đây là nhân vật để lại trong lòng khán giả nhiều suy ngẫm.
 
Không gian kịch mới lạ trong “Tất cả đều là con tôi”

Mọi tình huống chỉ diễn ra trong khu vườn nhà ông Keller với ngôi nhà gỗ, vườn cây… mang đậm nét châu Mỹ những năm giữa thế kỉ trước. Song không khiến khán giả nhàm chán bởi chất Âu Mỹ được đưa vào vở diễn rất lạ, nhân vật không xuất hiện ồ ạt, chỉ từng nhóm nhỏ. Các diễn viên không đi ra từ hai bên cánh gà như bao vở kịch nói khác. Khi thì họ đi từ hàng ghế khán giả, lúc lại cất tiếng từ lối vào sân khấu và không sử dụng mic để lời thoại rất thật. Có lẽ cách tạo hình mới lạ này cùng bài học sống sâu sắc đã đưa “Tất cả đều là con tôi” trở thành “Kiệt tác sân khấu Mỹ trên đất Việt”.

Một số hình ảnh trong vở diễn
 
 
Bài và ảnh: Nha Trang


Bài và ảnh: Nha Trang


Bài và ảnh: Nha Trang


Bài và ảnh: Nha Trang


Bài và ảnh: Nha Trang


Bài và ảnh: Nha Trang


Bài và ảnh: Nha Trang


Bài và ảnh: Nha Trang


Bài và ảnh: Nha Trang


Bài và ảnh: Nha Trang