Người dân nô nức dự lễ khai ấn đền Lý Thường Kiệt

(Dân trí) - Cứ đến ngày 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung lại nô nức đổ về đền thờ Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt để dự lễ khai ấn, cầu mong năm mới quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi…


Sáng ngày 15/3 (tức 25 tháng Giêng âm lịch) tại đền thờ Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, ở xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã diễn ra lễ hội Khai ấn đền Lý Thường Kiệt năm 2015. 

Ngay từ sáng sớm, người dân ở các làng thuộc xã Hà Ngọc đã đem lễ vật đến đền thờ Lý Thường Kiệt để làm lễ dâng tiến. Đúng 7h30 phút, buổi lễ Khai ấn đền Lý Thường Kiệt năm Ất Mùi được bắt đầu bằng màn trống hội của các thanh niên địa phương. Sau màn trống hội là tiết mục hát chầu văn, lễ dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Phần lễ chính là lễ tế truyền thống do hội người cao tuổi xã Hà Ngọc phục dựng lại.

 Ngay từ sáng sớm người dân đã tụ họp đông đủ về đền thờ Lý Thường Kiệt, xã Hà Ngọc.
 Ngay từ sáng sớm người dân đã tụ họp đông đủ về đền thờ Lý Thường Kiệt, xã Hà Ngọc.

Theo các cụ cao niên tại xã Hà Ngọc cho hay, lễ Khai ấn đền Lý Thường Kiệt diễn ra vào ngày 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm, ngoài việc tưởng nhớ công lao của Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, đây còn là ngày khai ấn để bắt đầu làm việc của năm mới. Vào thời Thái úy Lý Thường Kiệt còn trị vì ở trấn Thanh Hóa, Tết âm lịch xong đến ngày 25 tháng Giêng mới bắt đầu làm việc.

Cứ đến ngày này, người dân trong vùng lại cùng nhau quy tụ về đền Lý Thường Kiệt để tổ chức lễ khai ấn, thắp nén hương thành kính thể hiện lòng biết ơn vô hạn, sự tri ân đối với vị Anh hùng tiền nhân. Bên cạnh đó, mọi người cùng nhau nguyện cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi....

 Người dân dâng lễ vật cúng tiến lên đền trong ngày lễ hội Khai ấn.
 Người dân dâng lễ vật cúng tiến lên đền trong ngày lễ hội Khai ấn.
 Người dân dâng lễ vật cúng tiến lên đền trong ngày lễ hội Khai ấn.

Ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Chủ tịch UBND xã Hà Ngọc chia sẻ: “Lễ khai ấn không chỉ tưởng nhớ, tự hào về truyền thống dân tộc của địa phương mà còn là dịp để mỗi cán bộ, Đảng viên và mỗi chúng ta tự soi lại mình trong thực hiện nhiệm vụ của Đảng, của nhân dân giao phó”.

“Lễ khai ấn 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm mãi mãi là sự kiện quan trọng, là minh chứng về văn hóa và lịch sử của quê hương dân tộc trên vùng đất Hà Ngọc địa linh. Lễ khai ấn sẽ luôn in đậm trong tim và tâm trí của mỗi người con quê hương để đời đời luôn ghi nhớ và tri ân hương khói cho bậc tiền nhân”, ông Tấn nhấn mạnh.

 Người dân dâng lễ vật cúng tiến lên đền trong ngày lễ hội Khai ấn.
 Đông đảo các tầng lớp nhân dân, lãnh đạo địa phương và du khách đứng chen chân dự lễ khai ấn đền Lý Thường Kiệt.

Màn trống khai hội.
Màn trống khai hội.

 Các cụ cao tuổi thực hiện nghi lễ tế truyền thống.
 Các cụ cao tuổi thực hiện nghi lễ tế truyền thống.

Người dân cùng du khách dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Thái úy Lý Thường Kiệt.
Người dân cùng du khách dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Thái úy Lý Thường Kiệt.

Thái Bá