Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực khách sạn

Trong những năm gần đây, Tập đoàn Mường Thanh đã có sự phát triển nhanh vượt bậc trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Mường Thanh cũng là đơn vị tư nhân sở hữu chuỗi khách sạn lớn nhất hiện nay, lên gần 50 khách sạn, với chất lượng từ 3 sao trở lên.

Để đáp ứng yêu cầu vận hành chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập quôc tế sâu và toàn diện, Tập đoàn Mường Thanh rất chú trọng phát triển nguồn nhân lực khách sạn, phấn đấu đủ về số lượng, nâng cao dần chất lượng và hợp lý hoá cơ cấu, đảm bảo cho nguồn nhân lực đủ năng lực thực hiện. Tập đoàn Mường Thanh đã đưa ra các giải pháp chủ yếu như sau:


Mường Thanh cũng là đơn vị tư nhân sở hữu chuỗi khách sạn lớn nhất hiện nay, lên gần 50 khách sạn.

Mường Thanh cũng là đơn vị tư nhân sở hữu chuỗi khách sạn lớn nhất hiện nay, lên gần 50 khách sạn.

Giải pháp thứ nhất: Phát triển đội ngũ Giảng viên nội bộ

Được sự ủng hộ của Tổng cục trường và Lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam, phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Dự án Du lịch có trách nhiệm, Tập đoàn Mường Thanh đã và đang tổ chức 11 khóa đào tạo các nghiệp vụ (Lễ tân, Buồng, Bàn, Chế biến món ăn, Sales và Marketing, An Ninh, Kỹ năng giám sát, Kỹ năng đào tạo cho đào tạo viên…) cho hơn 200 Giảng viên nội bộ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) . Tập đoàn coi đây là nhân tố với chức năng “máy cái” góp phần nâng cao năng lực thực hiện cho CBCNV của Tập đoàn.

Sau khi được đào tạo, các giảng viên này, với vai trò là đào tạo viên một mặt sẽ đào tạo nghiệp vụ cho CBCNV tại các cơ sở, mặt khác sẽ tiếp tiếp tục đào tạo và phát triển thêm đội ngũ Giảng viên nội bộ tại đơn vị của mình.

Giải pháp thứ hai: Xây dựng Bộ tiêu chuẩn nghề nội bộ

Dựa trên bộ Tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) – Tiêu chuẩn tối thiểu, các Giám đốc chuyên môn của Tập đoàn cùng với các Giảng viên nội bộ và Trưởng các bộ phận nghiệp vụ đã xây dựng bộ Tiêu chuẩn nghề (SOPs) nội bộ phù hợp cho Mường Thanh. Căn cứ bộ Tiêu chuẩn nội bộ, các khách sạn trong chuỗi khách sạn của Tập đoàn dễ dàng triển khai công tác đào tạo và đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực của mình. Bộ Tiêu chuẩn nội bộ này được coi là thước đo năng lực đội ngũ nhân lực ở bất cứ khách sạn nào của Tập đoàn, là căn cứ để đãi ngộ nhân lực và người lao động có mốc để phấn đấu thăng tiến trong nghề nghiệp.

Giải pháp thứ ba: Phát triển đội ngũ Giám sát viên nội bộ/ Khách hàng bí mật

Tập đoàn có phương châm “Tin là tốt, kiểm tra còn tốt hơn nhiều” và có nhiều cách giám sát, kiểm tra, đánh giá. Để thu thập được các thông tin phản hồi đa dạng, từ nhiều nguồn khách hàng về chất lượng dịch vụ, ngoài việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, gửi câu hỏi lấy ý kiến, qua các mạng xã hội như Trip Advisor, Agoda,.. thì việc kiểm tra, giám sát nội bộ thông qua Giám sát viên và Khách hàng bí mật được Tập đoàn coi là một trong những biện pháp rất quan trọng. Tập đoàn Mường Thanh đã và đang chú trọng phát triển đội ngũ này để luôn đi kiểm tra, đánh giá chất lượng dịch vụ trong toàn bộ hệ thống khách sạn của mình.


Hệ thống khách sạn Mường Thanh với kiến trúc hiện đại, nội thất sang trọng, dịch vụ chuyên nghiệp.

Hệ thống khách sạn Mường Thanh với kiến trúc hiện đại, nội thất sang trọng, dịch vụ chuyên nghiệp.

Giải pháp thứ tư: Phát động phong trào “Học, học nữa, học mãi”

Việt Nam là một dân tộc có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người, làm nghề trong mưu sinh. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao và coi trọng.

Bất cứ ai khi gia nhập đội ngũ nhân lực của Tập đoàn đã trở thành “Người Mường Thanh” và luôn xem sự học là trách nhiệm, sẵn sàng tiếp thu cái mới, cái tiến bộ từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu của khách mọi lúc, mọi nơi. “Người Mường Thanh” coi việc tự học, tự tìm tòi để nâng cao kiến thức, trau dồi kỹ năng, rèn dũa thái độ, bù đắp năng lực còn thiếu là quan trọng. “Người Mường Thanh” được đòi hỏi, được khuyến khích và tự giác học tập ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi hình thức (học trên lớp, học thực tế trong công việc, học trên mạng,..).

Đối với “Người Mường Thanh” một phong trào học tập suốt đời được phát động và duy trì, và luôn xác định:

“Học để làm giầu cho Bản thân, cho Doanh nghiệp và cho Xã hội”.

Giải pháp thứ năm: Phát động phong trào “Ngôi sao Mường Thanh” và “Sáng kiến Mường Thanh”

Để giúp cho khách hàng và nhân viên khôi phục lại “sự cân bằng hoàn hảo”, giảm thiểu căng thẳng (stress); để tuyên dương, khen thưởng những Nhân viên đã làm được việc tốt trên cả sự mong đợi của khách hàng và đồng nghiệp; và để tạo lập văn hoá “chủ động, sẵn sàng” giúp đỡ, phục vụ khách, Tập đoàn Mường Thanh đã phát động phong trào “Ngôi sao Mường Thanh”.

Phong trào “Ngôi sao Mường Thanh” nhằm phát hiện các cơ hội để cải thiện và phát triển sản xuất kinh doanh, công nhận và khen thưởng các ý tưởng, giải pháp mang lại lợi nhuận hoặc mang tính sáng tạo. và Phát huy khả năng và tạo sự gắn kết giữ Nhân viên với Khách sạn, với Tập đoàn.

Tập đoàn Mường Thanh cũng đã phát động phong trào “Sáng kiến Mường Thanh” để biểu dương, khen thưởng các cá nhân có thành tích trong công tác Phát huy sáng kiến.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Mường Thanh rất chú trọng trong việc nhờ các Chuyên gia đầu ngành tư vấn, tham mưu, tập huấn cho CBCNV và cử CBCNV đi học tập, tham quan các mô hình khách sạn trong và ngoài nước.

H.L