1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tình hàng xóm bên nồi bánh chưng tập thể

(Dân trí) - Với gia đình ông Phạm Văn Míc, gói bánh chưng là khoảng thời gian quý mà gia đình ông và hàng xóm có thể chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống, gắn bó hơn tình cảm xóm giềng mà mỗi năm chỉ có một lần.

Lối sống hiện đại đang làm phai nhạt dần những tập quán cổ, quý và đẹp trong Tết Nguyên đán của người Việt. Gói bánh chưng ăn tết là một thói quen lâu đời, qua đó giúp mỗi gia đình có thêm khoảng thời gian sum họp và quây quần khi chuẩn bị cho một món ăn đặc biệt ngày Tết. Không chỉ là một món ăn đơn thuần, bánh chưng là văn hóa, là cái cớ để cho con người xích lại gần nhau hơn khi đời sống hiện đại quá nhiều công việc bộn bề.
 
Chúng ta hoàn toàn thông cảm và hiểu được khi nhiều gia đình chọn cách đặt mua bánh chưng chuẩn bị cho Tết vì không đủ điều kiện (không gian, thời gian…) gói bánh, càng trân trọng những gia đình thành phố đã và đang cố gắng gìn giữ sợi dây liên kết tình cảm qua việc gói bánh chưng ngày xuân.
 
Với gia đình ông Phạm Văn Míc ở ngõ 7, phố An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội, việc gói bánh chưng là khoảng thời gian quý mà gia đình ông và hàng xóm có chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống, gắn bó hơn tình cảm mà mỗi năm chỉ có một lần.


Tình hàng xóm bên nồi bánh chưng tập thể

Gia đình ông Míc và 3 gia đình hàng xóm chung nhau mua một con lợn quê “chạy bộ”. Sau đó cùng pha thịt để gói giò lụa; giò tai; giò xào; giò cuốn và 40 chiếc bánh chưng.

Ngay cạnh bếp đun củi là một bàn trà để sẵn dành cho các ông chồng ngồi trò chuyện.

Ngay cạnh bếp đun củi là một bàn trà để sẵn dành cho các ông chồng ngồi trò chuyện.

Khâu chuẩn bị gạo thịt, lá dong, đỗ xanh… rồi gói bánh đều được làm tại nhà ông bà Míc.

Khâu chuẩn bị gạo thịt, lá dong, đỗ xanh… rồi gói bánh đều được làm tại nhà ông bà Míc.

Khâu chuẩn bị gạo thịt, lá dong, đỗ xanh… rồi gói bánh đều được làm tại nhà ông bà Míc.

Ông Míc nói, tự gói bánh chưng cho bảo đảm vệ sinh chỉ là một phần, quan trọng hơn chính là có điều kiện tụ họp bạn bè, hàng xóm vui vẻ mà mỗi năm chỉ có một lần.

Ông Míc vừa gói vừa tỉ mỉ hướng dẫn cách gói bánh cho con trẻ.

Ông Míc vừa gói vừa tỉ mỉ hướng dẫn cách gói bánh cho con trẻ.

Ông Míc vừa gói vừa tỉ mỉ hướng dẫn cách gói bánh cho con trẻ.

Tại nhà ông Míc, mọi người đều tham gia gói bánh. Các bà gói khuôn, riêng ông Míc “gói tay”, vì theo ông cách gói như vậy mới chắc bánh. Ông gói bốn lá một chiếc, lạt được thắt nút thành hình hoa tram vừa chắc lại đẹp.


Một không khí tất bật nhưng hào hứng chuẩn bị cho nồi bánh chưng xanh.

Một không khí tất bật nhưng hào hứng chuẩn bị cho nồi bánh chưng xanh.

Một không khí tất bật nhưng hào hứng chuẩn bị cho nồi bánh chưng xanh.

Các gia đình đã mua chung một nồi 100 dành riêng cho việc luộc bánh chưng, mà mỗi năm chỉ dùng một lần.

Tất cả các gia đình xúm tay vào bắc nồi bánh chưng lên bếp bên ngọn lửa ấm cúng.

Tất cả các gia đình xúm tay vào bắc nồi bánh chưng lên bếp bên ngọn lửa ấm cúng.

Khói nghi ngút cùng mùi thơm của nồi bánh chưng lan tỏa trong không gian của khu nhà.



Khói nghi ngút cùng mùi thơm của nồi bánh chưng lan tỏa trong không gian của khu nhà.

Khói nghi ngút cùng mùi thơm của nồi bánh chưng lan tỏa trong không gian của khu nhà.

Mọi người quân quần bên bếp lửa chờ nước sôi mới bắt đầu tính giờ luộc bánh.

Mọi người quân quần bên bếp lửa chờ nước sôi mới bắt đầu tính giờ luộc bánh.

Thời gian canh nồi bánh cũng là khoảng thời gian chia sẻ về cuộc sống của các gia đình.

Thời gian canh nồi bánh cũng là khoảng thời gian chia sẻ về cuộc sống của các gia đình.

Trầm tư bên bàn trà chờ luộc bánh.

Trầm tư bên bàn trà chờ luộc bánh.

Các bà chuyện rôm rả chờ vớt bánh

Các bà chuyện rôm rả chờ vớt bánh


Bánh chưng xanh thắm đượm tình làng nghĩa xóm giữa thủ đô Hà Nội nhiều xô bồ.

Bánh chưng xanh thắm đượm tình làng nghĩa xóm giữa thủ đô Hà Nội nhiều xô bồ.
Hữu Nghị